Đại Thế Chí Bồ Tát Niệm Phật Viên Thông Chương Lược Giảng

(Nguyên tác: Đại Thế Chí Bồ Tát Niệm Phật Viên Thông Chương Thân Văn Kư)

Chủ giảng: Lăo pháp sư Thích Tịnh Không

Đệ tử Lưu Thừa Phù bút kư

Chuyển ngữ: Bửu Quang tự đệ tử Như Ḥa

 

Ngày 19 tháng 10 năm 1992, pháp sư Tịnh Không giảng Lăng Nghiêm Kinh Đại Thế Chí Bồ Tát Niệm Phật Viên Thông Chương tại học viện Đức An Tác (De Anza College) ở  Gia  Châu (California) hơn một tuần, nhờ pháp sư bảo cư sĩ Trương Đức Thanh gởi cho băng thâu âm lời giảng kinh gồm tám cuốn, chúng tôi mở lên kính nghe, trích lấy những điểm trọng yếu chép lại, dâng lên các đồng tu khảo duyệt.

 

      Chư vị đồng tu!

Lần giảng kinh này, tôi chọn lấy một đoạn kinh văn trọng yếu nhất của kinh Lăng Nghiêm là chương Đại Thế Chí Bồ Tát Niệm Phật Viên Thông. Cổ đức nói: “Khai huệ: Lăng Nghiêm, thành Phật: Pháp Hoa”. Trong các kinh luận Đại Thừa, thường nói Nhất Xiển Đề chẳng thể thành Phật, Nhất Xiển Đề là kẻ đoạn mất thiện căn. Đến khi giảng kinh Pháp Hoa, Phật lại nói Nhất Xiển Đề cũng có thể thành Phật, tức là nói ai nấy đều có thể thành Phật. Đấy mới là giảng Phật pháp đến mức viên măn rốt ráo, bởi thế nói “thành Phật: Pháp Hoa”.

      Nói chung, kinh điển Phật giáo truyền đến Trung Quốc, đều do các cao tăng đại đức hoặc cư sĩ Ấn Độ đến Trung Quốc truyền giáo mang theo, ngoài ra c̣n có những kinh do các học tṛ Trung Quốc qua Ấn Độ tham học, khi trở về nước mang theo. Những lưu học sinh ấy khi ở Ấn Độ đều chẳng được thấy kinh Lăng Nghiêm là do các vương triều nắm quyền thời ấy coi kinh này là quốc bảo, chẳng cho phép truyền ra ngoại quốc.

Thời Đường, có vị cao tăng người Ấn Độ là pháp sư Bát Lạt Mật Đế, từng trước sau hai lượt lén chuyển kinh này ra ngoại quốc, đều bị quan xét ải xét thấy, ngăn cản. Cuối cùng, Ngài chép kinh này lên một loại lụa rất mỏng, xẻ bắp tay nhét vào, trông giống như một vết thương nặng, lén chuyển qua Trung Quốc. Sau khi phiên dịch xong kinh này tại Trung Quốc, Ngài bèn trở về Ấn Độ tiếp nhận pháp luật quốc gia xét xử. Quá tŕnh vận chuyển kinh gian nan như thế đấy.

      Cuối đời Tùy, đầu đời Đường, bậc đại đức của tông Thiên Thai là Trí Giả đại sư, căn cứ vào kinh nghĩa của kinh Pháp Hoa phát huy học thuyết Tam Chỉ Tam Quán. Đương thời, có một vị cao tăng Ấn Độ nói: “Tam Chỉ Tam Quán rất giống với giáo nghĩa kinh Lăng Nghiêm”. Trí Giả đại sư nghe vậy, rất mong kinh Lăng Nghiêm sớm có ngày được truyền đến Trung Quốc. Do đó, Ngài bèn xây một đài lạy kinh ở núi Thiên Thai, ngày ngày hướng về Tây lễ bái cầu cảm ứng. Lạy suốt mười tám năm cho đến ngày lăo nhân gia viên tịch.

 Nơi phiên dịch kinh này là Quảng Châu, người tham gia phiên dịch không đông. Tể tướng đương triều Vơ Tắc Thiên là Pḥng Dung, nhân phạm lỗi bị biếm ra Quảng Châu làm quan địa phương, khéo sao, nhân cơ duyên ấy được tham dự công tác dịch kinh, đảm trách nhiệm vụ bút lục. Ông rất giỏi văn chương. Nếu dùng con mắt văn học để nhận định th́ văn tự kinh Lăng Nghiêm ưu mỹ nhất trong các kinh Phật.

      Lúc đức Thế Tôn giảng kinh này, nói ra năm thứ đề mục kinh, các đề mục ấy như sau:

1. Đại Phật Đảnh Tất Đát Đa Bát Đát La Vô Thượng Bảo Ấn Thập Phương Như Lai Thanh Tịnh Hải Nhăn.

2. Cứu Hộ Thân Nhân Độ Thoát A Nan Cập Thử Hội Trung Tánh Tỳ Kheo Ni Đắc Bồ Đề Tâm Nhập Biến Tri Hải.

3. Như Lai Mật Nhân Tu Chứng Liễu Nghĩa.

4. Đại Phương Quảng Diệu Liên Hoa Vương Thập Phương Phật Mẫu Đà Ra Ni Chú.

5. Quán Đảnh Chương Cú Chư Bồ Tát Vạn Hạnh Thủ Lăng Nghiêm.

Các đại đức dịch kinh lấy 19 chữ trong các đề mục trên ghép thành “Đại Phật Đảnh Như Lai Mật Nhân Tu Chứng Liễu Nghĩa Chư Bồ Tát Vạn Hạnh Thủ Lăng Nghiêm”, đặt làm đề mục bản dịch tiếng Hán kinh này. Bây giờ, chúng tôi chia ra thành bảy đoạn để giới thiệu:

 

I. Giải thích đề mục kinh

1. Đại:

 

      Đại là từ ngữ khen ngợi. Chữ Đại này có nghĩa là vô hạn, chẳng phải là tương đối. Đại tức là tâm chúng sanh; tâm dung nhiếp hết thảy pháp thế gian và xuất thế gian nên gọi là Đại. Chữ Tâm rất khó giải thích, nhà Phật nói chân tâm và vọng tâm là một, chẳng phải là hai tâm. Giác là chân tâm, mê là vọng tâm. Vọng tâm chỉ phát khởi tác dụng cục bộ. Chúng sanh trong chín pháp giới tŕnh độ mê ngộ bất đồng, mê thật nặng là chúng sanh trong địa ngục, mê rất nhẹ là Bồ Tát. Chữ “thế gian” chỉ lục phàm (1), chữ “xuất thế gian” chỉ tứ thánh (2). Mười pháp giới toàn là do tâm biến hiện. Kinh Hoa Nghiêm nói:

      Ưng quán pháp giới tánh,

      Nhất thiết duy tâm tạo.

      (Nên quán tánh pháp giới,

      Hết thảy do tâm tạo)

      Chữ “tánh” ấy chỉ bản thể. Tâm là thể, mười pháp giới là hiện tượng. Sau khi giác ngộ, tâm ấy ắt thanh tịnh, b́nh đẳng, tuyệt không nhân ngă thị phi. Hết thảy vạn pháp đều lưu lộ từ tâm tánh, kinh Hoa Nghiêm gọi là Nhất Chân Pháp Giới. Các kinh điển khác, có kinh gọi là Thật Tướng, Phật Tánh, Viên Giác, Chân Như, kinh này gọi là Như Lai Tạng, những danh từ ấy đều chỉ Nhất Tâm. Phật nói nhiều danh từ như thế là nhằm dụng ư dạy chúng ta đừng chấp trước. Trong Đại Thừa Khởi Tín Luận, Mă Minh Bồ Tát nói: “Ĺa ngôn thuyết tướng, ĺa danh tự tướng, ĺa tâm duyên tướng”. Tâm duyên tướng chính là chấp trước.

Mười phương vô tận, không gian lớn vô hạn, tam tế vô cùng. Tam tế (ba bờ mé) chính là thời gian: quá khứ, hiện tại, vị lai. Không gian và thời gian chính là bản thể của mười pháp giới; bản thể là cái tâm của chúng ta lớn vô hạn. Nguyên lai của mười pháp giới và chân tướng của vũ trụ nhân sanh, các khoa học gia, triết gia, các nhà tôn giáo hiện đại nghiên cứu t́m ṭi, không t́m được kết luận. Vấn đề này chỉ có ḿnh kinh Lăng Nghiêm là nói rất rơ ràng, giảng thấu triệt thực tại.

Kinh Lăng Nghiêm chỉ có sáu bảy vạn chữ, có độ sâu tương đương. Ngôn ngữ có hạn độ, nói chẳng rơ ràng, diễn đạt chẳng hết được. Phạm vi tư duy tuy rộng, vẫn không cách nào đạt đến mức rốt ráo được. Phải tách rời ngôn ngữ, tư duy mới ḥng lănh ngộ, nhưng cũng không thể nói ra được. Kinh Lăng Nghiêm có thể dẫn dắt quư vị nhập cảnh giới ấy, đạt đến tŕnh độ tự chứng. Công phu tu đến mức thành công đó gọi là Thủ Lăng Nghiêm Đại Định. Sau khi đạt đến mức độ này, hết thảy vũ trụ, nhân sanh, hết thảy muôn pháp, nhân trước quả sau, t́m long tróc mạch (3), quư vị đều hiểu rơ ràng hết, bởi thế nói “khai trí huệ là kinh Lăng Nghiêm”.

      Phần mở đầu kinh Lăng Nghiêm có một đoạn kinh văn dài gọi là “bảy chỗ chỉ tâm” – đức Thế Tôn hỏi ngài A Nan “tâm ông ở đâu?” A Nan rất thông minh, Ngài cũng đáp bảy chỗ, nhưng đều bị Phật bác hết, Ngài mới thừa nhận ḿnh mê hoặc, điên đảo, đức Phật bèn dựa trên sáu căn chỉ ra tác dụng của bản thể. C̣n mê gọi là “Như Lai Tạng”, giác rồi gọi là “Tu Chứng Liễu Nghĩa”, Liễu là hiểu rơ. Pháp môn Niệm Phật là pháp liễu nghĩa bậc nhất trong các pháp liễu nghĩa.

Để giảng về Lăng Nghiêm Đại Định, trong kinh nêu lên hai mươi lăm vị Bồ Tát làm đại biểu, mỗi vị đều đă chứng đắc minh tâm kiến tánh. Hai mươi lăm phương pháp ấy là hai mươi lăm pháp tổng quát, triển khai ra sẽ thành tám vạn bốn ngàn pháp môn. Đại Thế Chí Bồ Tát đại biểu cho việc tu Lăng Nghiêm Đại Định bằng phương pháp Niệm Phật, trong hai mươi lăm pháp môn được gọi là thù thắng bậc nhất, sau khi tu học viên măn gọi là Thủ Lăng Nghiêm Vương.

Trong Phật pháp, tuyệt đối chẳng có ǵ gọi là bí mật cả! Bí mật chẳng phải là việc tốt, nói chung là chuyện con người không thấy được. Nhà Phật nói “mật” nghĩa là “thâm mật” (sâu kín), phải có trí huệ viên măn cao độ mới hiểu rơ được. Một câu danh hiệu A Di Đà Phật chính là mật nhân (cái nhân sâu kín), y theo phương pháp này tu hành đạt được Niệm Phật Tam Muội, chứng đắc Sự Nhất Tâm Bất Loạn th́ quư vị mới lư giải được chút phần; chứng đắc Lư Nhất Tâm Bất Loạn, quư vị mới có thể hiểu rơ phần lớn, nhưng vẫn chưa hiểu triệt để, đợi đến khi thành Phật mới có thể hiểu rơ triệt để.

Trong hai mươi lăm pháp môn ấy, chỉ có mỗi một pháp môn thích hợp nhất cho việc tu học của chúng ta; các pháp môn khác tuy hay, nhưng điều kiện quá cao, chúng ta tu học theo chẳng thể thành tựu ngay trong một đời này. Pháp môn Niệm Phật thích hợp nhất cho chúng sanh trong thời đại này: trí cạn phước mỏng, chướng ngại lại nhiều. Nhưng chỉ tu chết nơi Phật hiệu không thôi th́ vẫn chưa đúng, phải lấy Phật hiệu làm chánh tu, và cũng cần phải có trợ tu, chẳng hạn như tu ba thứ phước như trong phần giảng về ba bậc chín phẩm của Quán Kinh đă dạy, và mười nguyện Phổ Hiền. Niệm Phật chẳng thể không hiếu thuận đối với cha mẹ, tôn kính sư trưởng, chẳng thể không có tâm từ bi, chẳng thể không tu Thập Thiện. Lấy niệm Phật cầu sanh Tây Phương Cực Lạc thế giới làm mục tiêu chung, gọi là “đại hạnh”.

Cái Định mà Như Lai đă đạt được khi chứng quả gọi là Thủ Lăng Nghiêm Đại Định. “Mật nhân” là Lư, “Liễu Nghĩa” là Giáo, “Vạn Hạnh” là Hạnh, “Lăng Nghiêm” là Quả. Bốn thứ Giáo - Lư - Hạnh - Quả đều được bao gồm trong đề mục kinh này.

 

2. Phật Đảnh

 

      Phật Đảnh là tỷ dụ, biểu thị pháp môn này thù thắng vi diệu. Đảnh đầu Phật khác với đảnh đầu người thường. Đảnh đầu Phật có một u thịt màu hồng nhô lên, có thể phóng quang, không ai thấy được, bởi thế gọi là “vô kiến đảnh tướng”, đó là một trong ba mươi hai tướng hảo. Kinh Hoa Nghiêm, kinh Pháp Hoa như toàn thân đức Phật, kinh Lăng Nghiêm như đảnh đầu đức Phật, cho thấy kinh này viên đốn tôn diệu, là thù thắng nhất trong tất cả kinh pháp. Y theo pháp này tu hành chính là con đường thẳng hướng đến Phật.

 

3. Như Lai Mật Nhân

     

      Chữ “Như Lai mật nhân” chỉ chánh nhân Phật tánh, như kinh Niết Bàn dạy: “Chánh nhân Phật tánh là Chân Như trung, chánh, ĺa hết thảy tà vạy, sai trái. Y theo đó sẽ thành tựu quả đức Pháp Thân”. Đây là nói về bổn tánh, ai cũng vốn có sẵn, ai nấy đều đầy đủ, chỉ có điều: Phàm phu mê hoặc nên chẳng tự biết. Kinh Lăng Nghiêm chỉ ra chân bản (căn bản đúng đắn) trong hai thứ căn bản. Hai thứ căn bản: Nơi phàm phu là sanh tử căn bản, do mê nên hiển hiện thành sanh tử luân hồi; nơi Phật Bồ Tát, nó trở thành Bồ Đề Niết Bàn căn bản.

Sáu căn của chúng ta đều chẳng rời ngoài nó; núi, sông, đại địa và hết thảy chúng sanh đều là nó. Những lời này nghe ra chẳng dễ hiểu được, núi sông, đại địa, nhân vật bên ngoài liên quan chi đến ta? Khi quư vị ở trong mộng cảnh, núi, sông, đại địa, người, vật từ đó mà ra. Mộng là do tâm hiện, toàn thể cái tâm biến thành mộng cảnh, chẳng phải là có vật ǵ từ bên ngoài vào trong mộng cả. Năng biến (chủ thể thực hiện động tác biến hiện) là tâm, sở biến (cái được biến hiện ra) là tướng hư vọng. Lúc mộng bèn có núi, sông, đại địa; lúc tỉnh, hết thảy đều chẳng có. Hết thảy tướng trạng của cảnh giới được biến hiện bởi chân tâm tựa hồ chỉ tồn tại trong một khoảnh khắc, nhưng do chúng có tướng “tương tục” (tiếp nối) nên quư vị chẳng nhận biết hiện tượng sanh diệt trong từng sát-na.

      Trong kinh Lăng Nghiêm, đức Phật dạy A Nan hạ thủ công phu ngay trên sáu căn: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ư. Sau khi đốn ngộ mới biết sáu căn chính là nơi để chân tâm bản tánh phát khởi tác dụng, nơi mắt gọi là thấy, nơi tai gọi là nghe, nơi mũi gọi là ngửi, nơi lưỡi gọi là nếm, nơi thân gọi là đụng chạm, nơi ư gọi là biết. Thấy, nghe, hay, biết là tác dụng của chân tâm. Lúc mê vẫn khởi tác dụng, chẳng qua người ngộ rồi sẽ khởi tác dụng vĩnh viễn chẳng mê.

Nơi người mê, niệm thứ nhất là chân tâm; ví như sau cái thấy đầu tiên của mắt, trong ư niệm thứ hai bèn khởi phân biệt xen tạp xấu, tốt, thiện, ác. Đó là mê. Ĺa khỏi hết thảy vọng tưởng, chấp trước, thấy nghe vẫn rơ ràng tường tận, nhưng sắc được thấy, tiếng được nghe chẳng c̣n phân biệt, chấp trước, chẳng khởi tâm động niệm, tức là hoàn toàn giống hệt như Phật, Bồ Tát. Lúc Phật c̣n tại thế, có ai hướng về Phật thưa hỏi những vấn đề họ nghĩ không ra, Phật liền lập tức đáp ứng, không phải suy nghĩ chút nào. Đó gọi là “Bát Nhă vô tri, vô sở bất tri” (Bát Nhă không biết, nhưng không ǵ chẳng biết). “Vô tri” là Căn Bản Trí, “vô sở bất tri” là Hậu Đắc Trí. Dùng vọng tưởng, chấp trước để nghiên cứu kinh Phật là biến Phật pháp thành thế gian pháp, vĩnh viễn chẳng thể khai ngộ được!

      Chánh nhân là bổn tánh, liễu nhân là trí huệ chân thật; chân trí hoàn toàn phù hợp với chân tướng sự thật, trọn không mảy may nào sai lệch, th́ mới gọi là “thật chứng”. Nếu như do suy lư mà lănh hội th́ chẳng thể tin cậy được. Người ta thường cho rằng tu Thiền, tu Mật không thể không đọc kinh Lăng Nghiêm; thật ra, người tu Tịnh Độ lại càng không thể không đọc Lăng Nghiêm.

Ước chừng vào năm Dân Quốc năm mươi mốt (1962), tôi trụ tại chùa Lâm Tế ở Viên Sơn, có một ngày, có mấy sinh viên đại học Đài Loan, cùng với một giáo sư (người Nhật Bổn, giáo sư thỉnh giảng của đại học Đài Loan) đến t́m tôi đàm luận Phật pháp. Vị giáo sư đó hỏi tôi thường ngày tu pháp môn nào, tôi nói thường ngày tôi tu pháp môn Niệm Phật, chủ tu là kinh Lăng Nghiêm. Ông ta bèn hạ một câu: “Kinh Lăng Nghiêm có quan hệ chi với Tịnh Độ?” Ông ta tỏ thái độ hơi ngạo mạn, tôi vừa nghe liền biết ông ta chưa thông. Tôi hỏi ngược lại một câu: “Quán Thế Âm, Đại Thế Chí Bồ Tát có quan hệ chi với Tịnh Độ?” Hỏi vậy, ông ta không đáp được câu nào, khá là lúng túng. Hai vị Bồ Tát ấy thuộc vào Tây Phương Tam Thánh, phần kinh văn tối trọng yếu trong kinh Lăng Nghiêm là chương Quán Thế Âm Bồ Tát Nhĩ Căn Viên Thông và chương Đại Thế Chí Bồ Tát Niệm Phật Viên Thông.

Kinh Lăng Nghiêm có mối quan hệ mật thiết với tất cả Phật pháp Đại Thừa, bất cứ tông phái nào cũng không thể không đọc kinh Lăng Nghiêm. Văn Thù Bồ Tát chọn lấy pháp Nhĩ Căn Viên Thông là minh tuyển (chọn rơ ràng), kỳ thật, Ngài ám tuyển (tuyển ngầm) pháp Niệm Phật.

Hai mươi lăm pháp Viên Thông được tŕnh bày theo thứ tự thuận, những pháp không được tuyển được xếp theo thứ tự thuận; những pháp được tuyển xếp ra sau cùng. Giống như ca kịch, vở nào hay nhất xếp ra sau cùng làm vở hạ màn. Trong hai mươi lăm pháp Viên Thông, có đến hai pháp được xếp vào sau chót, chẳng phải là một pháp. Nhĩ Căn đáng lẽ phải xếp thành pháp thứ nh́, lại xếp ra sau cùng. Trong Thất Đại: Địa, Thủy, Hỏa, Phong, Không, Kiến, Thức, pháp môn Niệm Phật của ngài Đại Thế Chí là Kiến Căn Đại. Lẽ ra, Ngài phải được xếp trước ngài Di Lặc, nhưng hiện tại, Ngài được xếp vào hạng mục hai mươi bốn, đứng sau ngài Di Lặc.

Ngài Văn Thù chọn pháp Niệm Phật v́ nó khế hợp với căn cơ chúng sanh trong pháp giới, chọn pháp Nhĩ Căn Viên Thông của ngài Quán Âm v́ nó khế hợp căn cơ của chúng sanh trong thế giới Sa Bà này. Tôi ở Đài Trung theo thầy Lư mười năm, chủ tu Lăng Nghiêm. Đối với pháp Niệm Phật, tôi tin tưởng sâu xa, chẳng nghi là do nhờ kinh Lăng Nghiêm nên mới hoàn toàn liễu giải.

     

4. Tu Chứng Liễu Nghĩa

 

      “Do tín khởi quán” gọi là “tu”, lấy quán hạnh làm Tu, chẳng phải là lấy việc trải đủ mọi sự làm Tu. Lấy giải ngộ làm Chứng, chứ chẳng phải trải qua các địa vị để thủ chứng. Nhà Thiền gọi Quán là “quán chiếu”, sáu căn tiếp xúc với cảnh giới bên ngoài nhưng chẳng mê th́ gọi là “quán chiếu”; chẳng khởi tâm động niệm phân biệt, chấp trước gọi là Quán. Có thiện ác, thị phi, lấy - bỏ th́ chẳng phải là Quán. Chẳng phải là do trải qua các địa vị tiến lên từng nấc mà tu được, cứ hễ tu hành đạt đến một tiêu chuẩn nhất định bèn khởi tác dụng, liền đạt được hai thứ thù thắng:

- Một là trên có cùng một từ lực với chư Phật, lực dụng lớn nhất là cứu hộ hết thảy chúng sanh, trừ được hết thảy năo hại cho bản thân.

- Hai là dưới cùng một bi ngưỡng với chúng sanh, có năng lực tự nhiên có thể cảm ứng đạo giao với hết thảy hữu t́nh chúng sanh trong mười pháp giới.

      Phật, Bồ Tát có năng lực cảm ứng chẳng thể nghĩ bàn, năng lực ấy là do chứng Liễu Nghĩa mà được. Tuy nói là “được”, nhưng thật ra, đó chính là tác dụng của đức năng vốn sẵn có đủ nơi tự tánh. Tánh đức phải nhờ vào Tu đức mới có thể hiển hiện.

Phát ra ba tác dụng th́:

a) Điều thứ nhất là Tam Thập Nhị Ứng (ba mươi hai thân ứng hóa). Tam thập nhị ứng chỉ là cách phân loại tổng quát. Phàm phu thường hiểu lầm, cho rằng Phật, Bồ Tát có tướng mạo nhất định, có người hỏi Quán Thế Âm Bồ Tát là nam hay nữ, người hỏi như vậy nhất định chỉ hiểu biết Phật pháp hời hợt. Người chân chánh chứng đắc “tu chứng liễu nghĩa”th́ không có tướng mạo nào để nói được, có thể tùy theo từng loài mà hóa thân, đáng nên dùng thân nào để độ được kẻ ấy th́ sẽ hiện thân đó để thuyết pháp. Phật, Bồ Tát không vọng tâm, vọng niệm, phân biệt, chấp trước; thuận theo tâm chúng sanh, ứng theo sự hiểu biết của họ, Phật, Bồ Tát có thể hiện các thân. Nơi thiên đường, địa ngục, súc sanh, ngạ quỷ, các ngài đều có thể hiện thân đồng loại. Chúng ta cũng có năng lực đó, v́ tự tánh mê nên năng lực ấy bị mất đi. Trong Phật pháp, bất luận tu hành theo tông phái nào, mấu chốt của việc tu hành đều là Thiền Định, tức là tu tâm thanh tịnh.

      b) Thứ hai là Thập Lực Vô Úy (mười lực không sợ hăi), bao gồm hết thảy pháp thế gian, xuất thế gian đều thông đạt, hiểu rơ mọi lẽ, trong bất cứ trường hợp nào cũng chẳng hề có tâm kinh sợ. Lúc Phật tại thế, bất cứ vấn đề nào, Ngài cũng đều có thể giải đáp tường tận, không ai bắt bí được Ngài. Có kẻ cho rằng bậc học rộng chưa chắc đă biết rành những chuyện nhỏ nhặt, vặt vănh; có kẻ hỏi Phật về vấn đề chăn trâu, Phật cũng dạy cho người ấy cách thức, trong Đại Tạng Kinh có một bài kinh mang tên là Mục Ngưu Kinh (kinh Chăn Trâu).

      c) Thứ ba là Tứ Bất Tư Nghị (bốn thứ chẳng thể nghĩ bàn), cũng là một trong ba thứ tác dụng phát khởi sau khi đă tu chứng liễu nghĩa. Với t́nh huống này, khi tu hành đạt đến mức độ tương đương sẽ tự nhiên có, chẳng cần phải cầu.

 

      Ghi chú: “Tứ Bất Khả Tư Nghị” là thuật ngữ nhà Phật, tức là chư Như Lai có bốn sự chẳng thể nghĩ bàn, Tiểu Thừa chẳng thể biết được nổi. Một là thế giới chẳng thể nghĩ bàn, hai là chúng sanh chẳng thể nghĩ bàn, ba là rồng chẳng thể nghĩ bàn, bốn là cơi Phật cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn.

 

      Dùng Căn chẳng dùng Thức, chọn Nhĩ Căn làm liễu nghĩa bậc nhất trong các liễu nghĩa. Chúng sanh căn tánh bất đồng, pháp môn tu hành trong kinh Lăng Nghiêm chia thành hai mươi lăm loại lớn, ngài Văn Thù quán sát căn tánh của người thế gian, trong sáu căn, căn Tai thông lợi nhất. Lúc Phật tại thế, trong bốn mươi chín năm giáo hóa chúng sanh, toàn là giảng kinh cho đại chúng nghe. Vào thời đại Xuân Thu, Khổng Phu Tử cũng phải dùng cách giảng thuyết giáo học để chỉ dạy hàng đệ tử.

Bởi thế, lúc ngài Văn Thù tuyển chọn pháp môn, dạy chúng ta dùng lục căn, chẳng dùng lục thức, đặc biệt chọn lấy Nhĩ Căn v́ nó khế hợp nhất đối với căn cơ của chúng sanh. Người thời cổ thật thà, tôn sư trọng đạo, đối với lời thầy tin tưởng sâu xa chẳng nghi ngờ. Người hiện tại chẳng bằng cổ nhân, đối với lời nói của bất cứ ai cũng đều hoạnh họe, cho nên sở học cả một đời của con người hiện tại chỉ là tri thức, chứ chẳng phải là trí huệ. Trí huệ và tri thức khác nhau rất xa, quư vị chú tâm nghiên cứu Lục Tổ Đàn Kinh [sẽ thấy]: Lục Tổ chưa hề đọc sách, nhưng sau khi khai ngộ, bất cứ sự việc thế gian hay xuất thế gian nào Ngài đều thông đạt cả. Trí huệ của Ngài là do sau khi khai ngộ mà thành, có thể nói là “tu một thứ là tu hết thảy” vậy.

      Từ tánh khởi tu chẳng có giai đoạn, tu một thứ là tu hết thảy. Nhĩ Căn đối ứng Nhĩ Thức, chẳng dùng Nhĩ Thức mà dùng Nhĩ Căn để nghe tánh, tại mắt th́ dùng Nhăn Căn để thấy tánh. Vấn đề nan giải hiện thời là giữa “tánh nghe”“nhĩ thức” có khác biệt ǵ? Phải biết th́ mới có thể học được.

Theo Duy Thức Học, tác dụng của thức thứ sáu là phân biệt, tác dụng của thức thứ bảy là chấp trước, tác dụng của thức thứ tám nói theo cách bây giờ là ghi nhớ, trong kinh Phật gọi là “chứa đựng chủng tử”. Phật dạy chúng ta bỏ Thức, sử dụng tánh của Căn. Tánh khác với Thức; Tánh không phân biệt, chấp trước, chẳng vướng mắc ấn tượng. Ví như tấm gương chiếu mọi vật rơ rệt, rành rẽ, nhưng trọn chẳng giữ lại bóng dáng. C̣n Thức như máy chụp h́nh, trong máy có phim, giữ lại h́nh ảnh. Tách rời hết thảy mọi phân biệt, chấp trước, vạn pháp quyết định b́nh đẳng th́ tâm mới thanh tịnh, tâm thanh tịnh gọi là “liễu nghĩa”.

Hiện thời, ta chọn dùng phương pháp Niệm Phật của Đại Thế Chí Bồ Tát, Phật hiệu từ tâm sanh ra, từ miệng niệm ra, tai lại nghe lấy, cũng có mối liên quan mật thiết đối với pháp Nhĩ Căn Viên Thông. Dùng cách niệm này, nhiếp tâm dễ dàng. Nếu tịnh niệm tiếp nối th́ chính là Niệm Phật Tam Muội. Công phu cạn gọi là “thành phiến”, công phu sâu gọi là “nhất tâm bất loạn”.

 

5. Chư Bồ Tát Vạn Hạnh

 

      Duyên nhân trợ tu. Duyên là Tăng Thượng Duyên, lục độ vạn hạnh hỗ trợ chúng ta tu học. Trong Viên Giáo, Thập Tín hoàn toàn không có địa vị bởi lẽ lúc tiến, lúc lùi. Sơ Địa Bồ Tát trong Đại Thừa Phật pháp bèn chứng ba thứ bất thoái, thật sự là đệ tử Phật. Hàng Bồ Tát thuộc địa vị Thập Hạnh tu lục độ vạn hạnh nhằm mục đích đào thải những tập khí của chính ḿnh từ vô thỉ kiếp đến nay. Chẳng hạn như bố thí để đoạn sạch tập khí keo bẩn, tập khí keo bẩn của chính ḿnh bị đoạn sạch hoàn toàn chính là tu hành viên măn. Thập Hồi Hướng là quay Phật sự hướng về Phật tâm, tâm Phật là tâm của chính ḿnh. Hết thảy những việc tu dưỡng của ḿnh nhằm để minh tâm kiến tánh, hiển phát tự tánh, tánh thể, tánh đức, tánh lượng; hồi hướng Thật Tế, hồi hướng Bồ Đề, hồi hướng chúng sanh.

Sau khi viên măn địa vị Tam Hiền (Thập trụ, Thập Hạnh, Thập Hồi Hướng) bèn có Tứ Gia Hạnh (4), sau khi tu viên măn liền đăng địa. Tứ Gia Hạnh là bốn phương pháp tu hành, với mục đích nhằm diệt mất cả tâm lẫn Phật, diệt sạch số lượng, khiến cho tâm đạt đến chỗ thanh tịnh, diệt sạch hết thảy ư niệm. Nếu trong tâm vẫn c̣n có Phật hoặc c̣n những số lượng khác, th́ vẫn là c̣n có một vật, tâm vẫn chưa thanh tịnh. Tâm thanh tịnh mới có thể đăng địa. Phải đăng địa rồi mới có thể hiển xuất Chân Như Phật Tánh.

Đẳng Giác Bồ Tát vẫn c̣n một phẩm Sanh Tướng vô minh, phải đến khi phá sạch rồi mới đạt đến địa vị Diệu Giác, tự tánh hoàn toàn hiển lộ th́ gọi là thành Phật. Công phu, hạnh nghiệp của hành nhân viên đốn cốt yếu tại lúc Sơ Phát Tâm, cho nên nói: “Sơ phát tâm liền thành Chánh Giác”. Về Lư th́ đúng, nhưng trên mặt Sự, phiền năo tập khí chưa đoạn.

Sau khi đạt địa vị Càn Huệ mới có thể tùy ư vào trong biển trang nghiêm mầu nhiệm của Như Lai. Càn là giống như nước khô cạn, Phật pháp coi tham ái như nước, ví nóng giận như lửa. Càn tức là chẳng có thất t́nh (5), ngũ dục. Nước ái đă khô cạn, trí huệ liền hiện tiền, đă đạt cảnh Tam Không (6). Càn Huệ nằm trong khoảng giữa từ Thập Tín cho đến Sơ Trụ, đợi đến sau khi phá được một phần vô minh, liền chứng địa vị Sơ Trụ, bèn thành Pháp Thân đại sĩ, sau đấy bèn mặc t́nh tự nhiên tương ứng với pháp tánh, vào trong biển trang nghiêm mầu nhiệm của Như Lai, chẳng bị thoái chuyển. Vận dụng cả Chỉ lẫn Quán nên c̣n gọi là “diệu Thiền-na”.

Trong kinh này, Ngài A Nan cho biết Ngài đă liễu giải ba thứ Định là Xa Ma Tha, Tam Ma Địa và Thiền Na. Ba thứ Định ấy là ba giai đoạn trong quá tŕnh tu học, nhưng đối với tu hành đại định viên măn, A Nan vẫn chưa biết. Phật dạy ngoài ba thứ Định ấy ra, c̣n có một thứ đại định viên măn gọi là Thủ Lăng Nghiêm Đại Định, là thứ Định Như Lai chứng được nơi quả vị. Những thứ Định khác Bồ Tát chứng được, Xa Ma Tha La Hán cũng có thể chứng, Bồ Tát c̣n chứng được Tam Ma Địa và Thiền Na.

     

6. Thủ Lăng Nghiêm

 

Đức Phật dùng chữ Thủ Lăng Nghiêm để h́nh dung hết thảy sự rốt ráo kiên cố. Vạn sự, vạn pháp dù là thế gian hay xuất thế gian đều có biến hóa, ngay đến cả Tây Phương Cực Lạc thế giới cũng chẳng phải là ngoại lệ. Bản tánh chân tâm của chính ḿnh là rốt ráo kiên cố, tự tánh là Năng Biến, vạn pháp là Sở Biến, hết thảy hiện tượng là Sở Biến. Năng Biến là chân, Sở Biến là huyễn hóa.

Vũ trụ được sanh ra như thế nào, sanh mạng bắt nguồn như thế nào, các nhà khoa học, triết học trên toàn thế giới t́m chẳng ra. Nếu như thế gian t́m được câu trả lời, Phật đă chẳng cần phải đến thế gian này! Lời Phật dạy thật chẳng dễ ǵ hiểu được. Đức Phật bảo tất cả hiện tượng “đương xứ xuất sanh, đương xứ diệt tận” (tạm hiểu là: Sanh ra ngay từ nơi này, diệt mất ngay nơi này). Đấy là lời thật, tất cả hiện tượng sanh từ tâm tưởng. Bài Chứng Đạo Ca của Vĩnh Gia đại sư có câu:

Mộng lư minh minh hữu lục thú,

Giác hậu không không vô đại thiên.

(Tạm dịch:

Trong mộng, sáu đường vằng vặc có,

Giác rồi, tam giới rỗng toang hoang)

 

Sâm la vạn tượng do tâm tưởng sanh, sau khi khai ngộ, sẽ minh bạch hoàn toàn chân tướng sự thật. Kinh Pháp Hoa nói: “Tướng thế gian thường trụ”, nghĩa là chẳng có sanh diệt, cũng chẳng có ba đời quá khứ, hiện tại, vị lai. Chúng ta thấy rơ con người có sanh lăo bệnh tử, thực vật có sanh trụ dị diệt, khoáng vật có thành trụ hoại không, mọi sự đều đổi dời, sao lại nói “chẳng có sanh diệt”? Trong tâm có ư niệm, có tiền niệm, có hậu niệm, niệm niệm nối tiếp nhau chẳng ngừng, hết thảy hiện tượng đều là từ tâm tưởng tiếp nối mà sanh ra, nhưng lời nói chân thật này chúng ta nghe chẳng hiểu.

Thất thú (bảy đường) là ngoài lục thú (trời, người, a-tu-la, súc sanh, địa ngục, ngạ quỷ), c̣n kể thêm tiên đạo. Ngũ Ma là do chúng ta có Ngũ Ấm, kinh Lăng Nghiêm nói có năm mươi thứ Ấm Ma, chướng ngại thân tâm chúng ta tu tŕ. Nếu quư vị hiểu được chúng sẽ chẳng bị chúng gây chướng ngại nữa.

“Xa Ma Tha, Tam Ma Địa, Thiền Na” là do mức độ tâm thanh tịnh sai khác mà giả đặt danh xưng. Chẳng hạn như, tâm thanh tịnh bị nhiễm ô mười phần mà khử được hai ba phần th́ gọi là Xa Ma Tha; trừ được sáu bảy phần gọi là Tam Ma Địa; trừ được tám chín phần gọi là Thiền Na. Trừ sạch cả mười phần gọi là Thủ Lăng Nghiêm. Một phần thanh tịnh được một phần công đức, cho đến khi rốt ráo viên măn th́ chính là “Thủ Lăng Nghiêm rốt ráo kiên cố”.

Giao Quang đại sư là người đời Minh, cùng thời đại với đại sư Liên Tŕ, cũng tu niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ. Ngài viết một bản sớ giải mang tên Lăng Nghiêm Kinh Chánh Mạch, giải thích kinh Lăng Nghiêm khác với cách cổ đức giảng giải. Phần trước tôi đă từng nhắc đến: khi Trí Giả đại sư phát minh thuyết “Tam Chỉ Tam Quán”, có vị cao tăng từ Ấn Độ đến Trung Hoa gặp mặt Trí Giả Đại Sư, cho là thuyết Tam Chỉ Tam Quán của đại sư rất  giống với phương pháp tu hành trong kinh Lăng Nghiêm. Do đấy, về sau học giả các đời đều đem thuyết Chỉ Quán của ngài Thiên Thai phối hợp với ba thứ định trong kinh Lăng Nghiêm, coi Xa Ma Tha là Chỉ, Tam Ma Địa là Quán, Thiền Na là Chỉ Quán bất nhị, dùng Tam Chỉ Tam Quán để phụ họa kinh Lăng Nghiêm.

Giao Quang đại sư phản bác cựu thuyết, cho rằng Tam Chỉ Tam Quán là dùng ư thức để tu tâm, c̣n kinh Lăng Nghiêm dùng tánh của căn để tu, phát huy huyền nghĩa chân chánh của kinh Lăng Nghiêm. Lúc Ngài viết chú sớ, mắc bệnh một trận, thấy A Di Đà Phật đến tiếp dẫn Ngài văng sanh. Ngài thưa cùng A Di Đà Phật: “Chú giải từ cổ đến nay đều chưa phát huy được huyền nghĩa chân chánh của kinh Lăng Nghiêm, con nay đang soạn chú giải kinh Lăng Nghiêm, con muốn soạn xong rồi mới đi”, Phật bèn chấp thuận.

Ngài giải thích Lăng Nghiêm Đại Định là Tánh Định, ngài giảng như sau:

- Đây là diệu định, đúng là tánh vốn tự có đủ, thiên nhiên bất động, chẳng cần phải nhọc công tu thành. Bổn tánh của chúng sanh chưa từng mất đi, chân tâm bất động, nhận lầm mê t́nh là chân tâm, tức là nhận giặc làm con. Giác là bất động, mê là động. Đấy gọi là diệu định.

- Đây là viên định, phần trên đă nói qua, vạn pháp không ǵ chẳng phải là Thật Tướng, đều vốn sẵn bất động.

- Đây là đại định, hết thảy phàm phu không ai là chẳng vậy. Tâm Phật chẳng động, tâm ta cũng chẳng động. Kinh Lăng Nghiêm có một đoạn kinh văn rất dài nói về thấy rơ mười phương: Tánh Thấy của chúng ta chẳng động, tánh Thấy chẳng mê, chẳng đến, chẳng đi, chẳng sanh, chẳng diệt, tức là bổn tánh. Nhăn Thức động, tánh Thấy chẳng động. Sau khi giải ngộ phải tu hành để đào thải cho sạch hết vọng tưởng tập khí th́ toàn thể đại dụng của tánh đức mới có thể hiện hữu hoàn toàn, ḷng tin chẳng thể lay động, đối với việc niệm Phật văng sanh quyết định chẳng c̣n ngờ vực ǵ.

 

7. Kinh (lược đi không giảng)

 

      Ghi chú:

Pháp Sư giảng kinh mấy mươi năm, mỗi lần giảng đề mục kinh đều giảng chữ kinh, các đệ tử nghe giảng thường đều đă biết rành, nên giảng đến chữ Kinh, Pháp Sư bèn lược đi không nhắc đến nữa, nhưng cũng không hiếm người mới nghe băng giảng kinh này là lần đầu, nên chúng tôi thuyết minh đơn giản, những chỗ nào cần mà bị lược đi, bèn ghi bổ sung vào.

Chữ Kinh là tên chung, chữ Kinh tiếng Phạn gọi là Tu-đa-la, dịch sang tiếng Tàu là Khế Kinh. Khế nghĩa là trên khế hợp với Lư đức Phật đă chứng, dưới là phù hợp căn cơ chúng sanh được độ. Chữ Kinh gồm bốn nghĩa: Quán, Nhiếp, Thường, Pháp.

- Quán là xuyên suốt nghĩa lư được nói trong toàn kinh, tạo thành giáo nghĩa có hệ thống, như dùng một sợi chỉ để xâu các hạt ngọc lại.

- Nhiếp là nhiếp tŕ chúng sanh căn cơ đáng độ. Thiện căn của chúng sanh đă thành thục, vừa nghe kinh này bèn có thể tin nhận phụng hành.

- Thường là thường trụ bất biến, muôn đời luôn mới măi, bất cứ thời đại nào cũng đều thích ứng, phổ độ chúng sanh.

- Pháp là pháp tắc, quy củ. Trên dưới xưa nay đều nên tuân theo, chiếu theo, y giáo phụng hành, đều có thể đắc độ.

 

II. Giải thích đề mục chương Viên Thông

 

Đại Thế Chí Bồ Tát Niệm Phật Viên Thông Chương

 

      Đại Thế Chí là người khải giáo, [chỉ bày] giáo pháp Niệm Phật tu Tịnh Độ. Hai mươi lăm vị Bồ Tát mỗi vị [dạy một pháp môn] khác nhau, Đại Thế Chí dạy chúng ta chuyên tu pháp môn Niệm Phật, cầu sanh Tịnh Độ. Ngài là Sơ Tổ của Tịnh Tông.

Trong cuốn Tịnh Tông Tiệp Yếu, lăo cư sĩ Hạ Liên Cư là người đầu tiên đề xướng Đại Thế Chí Bồ Tát là Sơ Tổ Tịnh Tông, trong hư không đề xướng pháp môn Niệm Phật chỉ có Đại Thế Chí Bồ Tát. Một câu A Di Đà Phật niệm đến cùng cực, từ sơ phát tâm cho măi đến khi thành Phật chẳng thay đổi, thành Phật rồi vẫn niệm A Di Đà Phật, trong mười phương thế giới rộng độ chúng sanh cũng vẫn dùng một câu A Di Đà Phật, xưng là Tịnh Tông Sơ Tổ quả là danh xứng với thật. Dùng tâm niệm Phật nhập Vô Sanh Nhẫn. Nói thông thường, Thất, Bát, Cửu Địa Bồ Tát của Viên Giáo mới chứng được Vô Sanh Nhẫn.

“Nhiếp trọn sáu căn, tịnh niệm tiếp nối” hai câu này là phương pháp niệm Phật. “Chẳng nhọc phương tiện, tự được tâm khai”: Chẳng cần mượn bất cứ phương pháp nào để hỗ trợ, “tâm khai” là như Thiền Tông nói đại triệt đại ngộ và như Mật Tông bảo là Tam Mật Tương Ứng hay Tức Thân Thành Phật. “Tự được tâm khai” là Lư Nhất Tâm Bất Loạn, “nhập Tam Ma Địa” là chứng đắc Thủ Lăng Nghiêm đại định.

Hai vị đại Bồ Tát Đại Thế Chí và Quán Thế Âm hiện đang sống trong Sa Bà thế giới, nhiếp thủ người niệm Phật chẳng bỏ, khiến họ ĺa tam đồ, được sanh về Tịnh Độ. Niệm Phật là phương pháp, có trí tuệ mới có thể niệm Phật. Người thông minh trong thế gian chưa hẳn đă có trí huệ, thông minh là thế trí biện thông, là một trong tám nạn, bất cứ nạn nào trong tám nạn cũng đều có thể chướng ngại tu đạo, chướng ngại xuất tam giới, chướng ngại liễu sanh tử, thoát luân hồi, thành Phật đạo. Tánh thể trọn khắp là Viên, diệu dụng vô ngại là Thông. Lại nữa, Lư Diệu Trí để chứng gọi là Viên Thông. Dùng phương pháp Niệm Phật có thể đạt đến cảnh giới Viên Thông.

 

III. Giải Thích Kinh Văn

 

Chánh kinh:

Đại Thế Chí pháp vương tử, dữ kỳ đồng luân, ngũ thập nhị Bồ Tát, tức tùng ṭa khởi, đảnh lễ Phật túc, nhi bạch Phật ngôn:

      (Đại Thế Chí pháp vương tử cùng những với năm mươi hai vị Bồ Tát đồng chí hướng với Ngài, liền từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ dưới chân Phật, mà bạch Phật rằng)

 

      Kinh Tư Ích chép: “Nơi ta (Đại Thế Chí Bồ Tát tự xưng) đặt chân, chấn động tam thiên đại thiên thế giới và cung điện ma, nên tên là Đại Thế Chí”. Kinh Tư Ích nói đầy đủ là Tư Ích Phạm Thiên Sở Vấn Kinh.

Danh hiệu Đại Thế Chí Bồ Tát là do oai thế của Bồ Tát mà kiến lập, trong Tây Phương Tam Thánh, Ngài tượng trưng cho trí huệ. Trí huệ viên măn rốt ráo mới có oai đức tối thù thắng, oai đức ấy có thể chấn động tam thiên đại thiên thế giới, cũng như chấn động cung điện ma. Quán Kinh nói: “Lúc vị Bồ Tát này đi, mười phương thế giới hết thảy chấn động. Lúc vị Bồ Tát này ngồi, cơi nước bảy báu đồng thời lay động”, nghĩa là nói oai đức, trí huệ của Bồ Tát từa tựa như kinh Tư Ích. Đấy đều là nói về phương diện tự lợi của Bồ Tát.

Kinh Bi Hoa nói: “Nguyện thế giới của tôi giống như thế giới của Quán Thế Âm, giống hệt không khác”. Bảo Tạng Phật nói: “Do ông nguyện lấy đại thiên thế giới, ta nay đặt tên ông là Đắc Đại Thế”. Đấy là nói về đại nguyện của Bồ Tát.

Trong kinh Phật có nói, trong tương lai A Di Đà Phật ở Tây Phương Cực Lạc thế giới cũng có lúc bát Niết Bàn, thời gian ấy lâu phi thường. Phật nói là giả sử chúng sanh trong mười phương thế giới đều chứng đắc Bích Chi Phật, đều có đại thần thông như Mục Kiền Liên, suốt trọn vạn ức năm cũng chẳng tính nổi thọ mạng của Phật A Di Đà. Thế giới Cực Lạc kỳ diệu phi thường, chẳng hề có những thời kỳ Chánh Pháp, Tượng Pháp, Mạt Pháp và diệt pháp. Sau khi Phật A Di Đà nhập diệt, Quán Thế Âm ngay lập tức thành Phật tiếp nhiệm; Quán Thế Âm nhập diệt, Đại Thế Chí liền tiếp nối thành Phật.

Nếu có kẻ hoài nghi: Phật cũng nhập diệt, ta sanh về đó làm chi? Nói “nhập diệt” nghĩa là Ứng Thân nhập diệt, chứ Pháp Thân bất sanh bất diệt, Báo Thân hữu sanh vô diệt. Trong Phàm Thánh Đồng Cư Độ và Phương Tiện Hữu Dư Độ, thấy được Ứng Thân Phật A Di Đà, trong Thật Báo Trang Nghiêm Độ thấy được Báo Thân, trong Thường Tịch Quang Tịnh Độ thấy được Pháp Thân. Trong kinh, đức Thế Tôn thường nói: phàm phu tu thành Phật Quả phải tu ba đại a-tăng-kỳ kiếp, sanh về Tây Phương liền được vô lượng thọ, cho nên chẳng cần sợ A Di Đà Phật nhập diệt.

Quán kinh nói: “Dùng trí huệ quang chiếu khắp hết thảy, khiến ĺa tam đồ, đắc vô thượng lực”, tức là nói về phương diện dùng ḷng từ bi lợi tha. Kinh Lăng Nghiêm nói Đại Thế Chí có ba đức lớn, tức là niệm Đại Thế Phật (thượng cầu), nhiếp thủ vọng niệm nơi sáu căn (trung tu), tiếp độ người niệm Phật (hạ hóa). Đầy đủ ba đức này, oai đức đến cùng cực, nên gọi là Đại Thế Chí. Đại Thế Phật chính là A Di Đà Phật. Cách tu hành của ngài Đại Thế Chí là dùng “tịnh niệm tiếp nối”, một câu Phật hiệu niệm đến rốt ráo, hết thảy những người niệm Phật cầu sanh Cực Lạc thế giới trong mười phương thế giới đến lúc lâm chung, Ngài và A Di Đà Phật cùng đến tiếp dẫn. Oai thần, trí lực của Ngài trong tất cả các Bồ Tát không có ai cao hơn được nên xưng là Chí.

“Pháp vương tử” là danh hiệu của vị Bồ Tát bổ xứ, giống như Thái Tử trong thế gian, Ngài là hậu bổ Phật (vị Phật sẽ kế nhiệm sau này). Vị hậu bổ Phật thứ nhất là Quán Thế Âm, Ngài là vị hậu bổ Phật thứ hai. Câu Phật hiệu chứa đựng ư nghĩa sâu xa phi thường, đạt đến chót đỉnh của mọi oai đức, thế lực thế gian lẫn xuất thế gian. Tự tánh vốn sẵn có đủ trí huệ, Lục Tổ nói: “Nào ngờ tự tánh vốn là sẵn có”. Vốn có sẵn đủ nên gọi là “tánh cụ” hay là “tánh đức”. V́ phàm phu mê mất nên Tánh Đức phải nhờ vào Tu Đức mới có thể hiển lộ, Tánh Đức có hiển thị đến mức viên măn rốt ráo th́ mới thật sự thành Phật. Ngài Đại Thế Chí dùng phương pháp Tu Đức nào để hiển lộ Tánh Đức? Chính là niệm A Di Đà Phật, do đây biết một câu danh hiệu này công đức chẳng thể nghĩ bàn.

“Đồng luân” nói theo cách bây giờ là “đồng chí”. Đồng chí trong thế gian là hữu danh vô thực, đối với điều này, cổ nhân đă lập nghĩa nhất định: bạn đồng học gọi là “bằng”, người cùng chí hướng với ḿnh gọi là “hữu”. Là đồng chí thật sự th́ phải tâm đồng, nguyện đồng, giải đồng, hạnh đồng! Kinh Hoa Nghiêm nói đến tám mươi bốn thứ đồng, hoặc tám mươi tám thứ đồng, rất tỉ mỉ. Đại Thế Chí và A Di Đà Phật hoàn toàn tương đồng, trong mười phương thế giới, phàm những ai phát tâm niệm Phật đều là “đồng luân” của ngài Đại Thế Chí cả.

“Năm mươi hai” là chữ dùng để phân biệt thứ loại: Thập Tín, Thập Trụ, Thập Hạnh, Thập Hồi Hướng, Thập Địa, Đẳng Giác, Diệu Giác; tổng cộng năm mươi hai giai đoạn, từ sơ phát tâm thẳng đến khi thành Phật chẳng biến cải; hết thảy người tu pháp môn niệm Phật đều có thể gọi là Đại Thế Chí Bồ Tát, đều là đồng luân của Đại Thế Chí Bồ Tát.

Pháp môn b́nh đẳng chẳng có cao thấp, do phù hợp căn cơ nên pháp nào cũng tốt. Nhưng con người phần nhiều chẳng phải là căn tánh thông lợi, chỉ e sự nhiều công ít, khó thể thành công. Chỉ có pháp môn Niệm Phật này ai cũng có thể niệm được, đi, đứng, nằm, ngồi đều có thể niệm được, thời thời khắc khắc chẳng gián đoạn, giúp chúng ta siêu xuất sanh tử luân hồi, bởi thế, người niệm Phật đều có trí huệ chân thật vô thượng.

* Thập Tín: Mọi người nói chung đối với chuyện v́ sao phải học Phật, v́ sao phải cầu thành Phật chẳng hiểu rơ lắm. Phật là chân tâm của chính ḿnh, mà cũng là bổn tánh của chính ḿnh. Thành Phật là thành tựu trí huệ viên măn của tánh đức. Phật chính là tâm, vốn sẵn có đủ vạn đức, vạn năng. Kinh Kim Cang dạy: “Ḷng tin thanh tịnh bèn sanh Thật Tướng”. Do ḷng tin trong sạch mức độ khác nhau nên mới có mười giai đoạn (Thập Tín), tu măn địa vị Thập Tín sẽ nhập Sơ Trụ, Sơ Trụ là bước đầu của Đại Thừa.

* Thập Trụ: trụ trong tam-muội, tức là trụ trong thanh tịnh - b́nh đẳng - giác, luôn ǵn giữ chân tâm thường trụ, chẳng bị thoái chuyển. Quán Thật Tướng Phật chính là nh́n vào tự tánh. Lục Tổ nói: “Nào ngờ tự tánh có thể sanh ra vạn pháp”. Tánh đức của Ngài tỏ lộ, liền tự hiểu rơ chân tướng của nhân sanh, vũ trụ.

* Thập Hạnh: Hạnh là pháp môn Niệm Phật, chỉ niệm một câu Phật hiệu, dùng pháp khó tin dễ hành để độ người niệm Phật. Công phu niệm Phật càng sâu, càng thể hội được việc niệm Phật.

* Thập Hồi Hướng: Xoay niệm hướng về tâm Phật, tất cả hết thảy công đức hồi hướng về Phật tâm, thông thường hồi hướng ba nơi:

a. Hồi hướng Thật Tế: Thật Tế chính là chân tướng sự thật.

b. Hồi hướng Bồ Đề: Bồ Đề là trí huệ chân thật.

c. Hồi hướng chúng sanh: sau khi chính ḿnh đă thành tựu, vẫn c̣n bao người mê mất tự tánh, hy vọng họ thảy đều giác ngộ.

“Hồi hướng” là đem hết thảy công đức ḿnh đă tích lũy, chẳng cần đến nữa, đem cho hết thảy chúng sanh. Đấy chính là phá Ngă Chấp, lợi ích của việc hồi hướng chính là phá Nhị Chấp.

* Thập Địa: Địa tức là Phật địa. Hồi hướng viên măn bèn nhập Phật địa, rất gần với Phật, địa vị ḿnh chứng được rất gần với quả vị Phật. Đẳng Giác chính là bằng với quả Phật viên măn. Niệm Phật là công đức ngay trên quả vị Như Lai. Người niệm Phật là thượng thượng nhân, cũng là hoa phân-đà-lợi (hoa sen trắng) trong loài người.

 

Chánh kinh:

Ngă ức văng tích, hằng hà sa kiếp, hữu Phật xuất thế, danh Vô Lượng Quang. Thập nhị Như Lai, tương kế nhất kiếp, kỳ tối hậu Phật, danh Siêu Nhật Nguyệt Quang.

(Con nhớ xưa kia trong hằng hà sa kiếp, có Phật xuất thế, tên là Vô Lượng Quang. Mười hai vị Như Lai nối tiếp nhau [xuất hiện] trong một kiếp. Đức Phật sau cùng tên là Siêu Nhật Nguyệt Quang)

 

      Đại Thế Chí Bồ Tát bảo cho chúng ta biết về sư thừa của Ngài, trong vô lượng kiếp trước có một đức Phật, tên là Vô Lượng Quang. Có mười hai vị Như Lai nối tiếp nhau xuất thế trong một kiếp. Kinh Vô Lượng Thọ, chương hai mươi lăm có nói: “A Di Đà Phật, quang minh tốt lành, sáng hơn mặt trời, mặt trăng ngàn vạn ức lần, ấy tôn quư nhất trong các quang minh, là vua trong các Phật. V́ thế, Vô Lượng Thọ Phật c̣n có tên là Vô Lượng Quang Phật”.

Nói trên mặt Lư, Phật Phật đạo đồng, tuyệt chẳng có cao thấp, xưng tụng là “tôn quư nhất trong các quang minh, là vua trong các Phật” tựa hồ giáo nghĩa mâu thuẫn nhau? Nên biết rằng, luận trên mặt Lư là b́nh đẳng, nhưng trên mặt Sự lại chẳng b́nh đẳng. Sau khi thành Phật chứng quả, do lúc ban đầu khi tu nhân phát nguyện sai khác, nên về mặt tướng, chư Phật chẳng thể sánh bằng Phật A Di Đà. Chư Phật thấy A Di Đà Phật phát ra bốn mươi tám nguyện, thành quả là thế giới Cực Lạc trang nghiêm, đương nhiên nhất trí ủng hộ, khen ngợi, đều muốn giúp A Di Đà Phật tiếp dẫn chúng sanh trong mười phương thế giới sanh về thế giới Cực Lạc, bất tất phải mở riêng trường phái. Kinh Vô Lượng Thọ c̣n nêu danh xưng của mười hai Như Lai, lược nói như sau:

      1. Vô Lượng Quang Phật tiêu biểu chân trí huệ.

      2. Vô Biên Quang Phật, tiêu biểu giải thoát b́nh đẳng nhất như.

3. Vô Ngại Quang Phật, tiêu biểu “thể tịch, dụng diệu” tự tại: Thể tánh thanh tịch, tịch tĩnh; “dụng diệu” là khởi tác dụng mầu nhiệm tự tại. “Thể tịch” là tánh không, “dụng diệu” là diệu hữu.

4. Vô Đẳng Quang Phật, là do tâm đại bi kiến lập, dẹp nỗi khổ cho chúng sanh không ai có thể sánh bằng.

5. Trí Huệ Quang Phật, trừ bụi nhơ vô minh, ban cho lợi ích chân thật. Chỉ có trí huệ chân chánh mới phá được vô minh, vô minh là hồ đồ, tự ḿnh khi mê, khi ngộ. Do vậy cũng có thể quán sát, thời thời khắc khắc giúp đỡ người khác, niệm niệm lợi ích chúng sanh, tức là trí huệ. Lợi ích chân thật là khuyên người niệm Phật, sau khi văng sanh tất cả vô minh đều phá sạch.

6. Thường Chiếu Quang Phật: Giống như chư Phật phóng quang, chiếu khắp pháp giới. Thường quang của Phật A Di Đà chiếu khắp pháp giới, tịch nhưng thường chiếu. Tịch là tâm thanh tịnh. Chiếu là tâm b́nh đẳng mà cũng là tâm đại từ bi. Niệm niệm muốn phổ độ chúng sanh nhưng tâm không nhiễm trước.

7. Thanh Tịnh Quang Phật là ba nghiệp chẳng nhiễm, quyết chẳng chấp trước, biến phước đức thành công đức, dùng tâm thanh tịnh tu phước đức, chẳng hạn như tu Bố Thí có thể đạt đến “tam luân không tịch” (7), lại c̣n thực hiện hạnh ấy một cách vô cùng tích cực.

8. Hoan Hỷ Quang Phật: Từ là làm cho an lạc, làm cho hết thảy chúng sanh an lạc.

9. Giải Thoát Quang Phật, ĺa tướng mà lợi ích khắp tất cả, cả Tiểu lẫn Đại Thừa đều bàn đến. Giải là muôn vàn gút mắc trong tâm đều tháo gỡ cả. Tiểu Thừa chỉ đoạn được Kiến Tư mà ra khỏi tam giới; Đại Thừa ngoại trừ Kiến Tư, c̣n có Trần Sa, Vô Minh.

10. An Ổn Quang: ư nghĩa gần giống với chữ Thủ Lăng Nghiêm, có nghĩa là hết thảy rốt ráo kiên cố, ĺa tướng sanh diệt. Có sanh diệt là chẳng an ổn. Nói trên mặt Lư, chân tâm bổn tánh chẳng sanh chẳng diệt, ai ấy đều có đủ; phàm phu tuy có nhưng không dùng được, có ư niệm sanh diệt bèn bị chướng ngại, bị luân hồi oan uổng trong lục đạo.

Mười thứ quang minh nói trên đây đều thuộc Thường Quang, hai loại quang minh tiếp theo đây thuộc về Phóng Quang.

11. Siêu Nhật Nguyệt Quang: quang minh của đức Phật vượt xa mặt trời, mặt trăng.

12. Bất Tư Nghị Quang: Cổ đức nói quang minh này có năm điều chẳng thể nghĩ bàn:

a. Vượt ngang ra khỏi tam giới, chẳng cần phải đợi đến khi đoạn Hoặc:

Quang minh của Phật A Di Đà chiếu khắp hết thảy, nhưng chúng ta không thấy được, cũng chẳng nhận biết. Hiện tại, người có công năng định lực mới có thể thấy được. Quang minh này thật đáng sánh với tâm thanh tịnh. Vọng niệm chẳng đoạn, quyết định chẳng thể thoát khỏi lục đạo luân hồi. Thiền gia chẳng qua chỉ đè nén được Kiến Tư Hoặc nên chẳng thể thoát tam giới. Chẳng đoạn phiền năo mà có thể thoát khỏi tam giới th́ chỉ riêng ḿnh pháp Niệm Phật mà thôi.

b. Hễ sanh về Tây Phương liền đầy đủ cả bốn cơi theo chiều ngang, chẳng phải do tiến tu dần dần:

Tất cả pháp Đại Thừa, tu nhân chứng quả đều có thứ tự, những thế giới khác đều có đủ cả bốn cơi, nhưng không phát khởi cùng một lúc. Phàm Thánh Đồng Cư Độ có phàm phu mà cũng có thánh nhân, có phàm phu giác ngộ, có người chân chánh tu hành, nhưng công phu chưa đạt đến tột cùng, chẳng thể siêu việt. Lại c̣n có Bồ Tát, La Hán thị hiện trong cơi này để hóa độ chúng sanh. Nếu đoạn được Kiến Tư phiền năo, sẽ vượt khỏi lục đạo, dự vào Phương Tiện Hữu Dư Độ, ở ngoài tam giới. Nếu như phá được một phẩm vô minh, chứng được một phần Pháp Thân, liền nhập Thật Báo Trang Nghiêm Độ. Hai cơi trước là do A Lại Da Thức biến hiện, là Tướng Phần (8) của A Lại Da Thức. Thật Báo Trang Nghiêm Độ là pháp tánh độ, do Chân Như Bổn Tánh biến hiện ra. Thường Tịch Quang là Lư, xuyên suốt các cơi kia.

Trong thực tế, chỉ có ba cơi, nhưng trong Cực Lạc thế giới, bốn cơi đồng thời khởi. Tuy tŕnh độ bất đồng nhưng vẫn khởi cùng lúc, cho nên một thứ sanh th́ hết thảy đều sanh. Phàm phu sanh trong Đồng Cư Độ, Tiểu Thừa La Hán hồi Tiểu hướng Đại sanh trong Phương Tiện Độ, Bồ Tát sanh cơi Thật Báo. Đến Tây Phương hết thảy cùng khởi.

3. Chỉ tŕ danh hiệu, chẳng cần đến phương tiện nào khác:

Chẳng cần phải tu pháp môn nào khác, cũng chẳng cần phải đọc kinh điển nào khác, chỉ dựa vào một câu Phật hiệu, chẳng cần đến những thứ nào khác.

4. Lấy bảy ngày làm kỳ hạn, chẳng cần phải nhiều đời nhiều kiếp:

Hết thảy mọi sự thế gian, xuất thế gian đều buông xuống hết, thành tâm niệm Phật, bảy ngày liền có thể thành tựu.

5. Tŕ danh hiệu một đức Phật, liền được chư Phật hộ niệm, chẳng khác ǵ tŕ danh hiệu hết thảy Phật:

Hết thảy chư Phật tán thán thế giới Cực Lạc y báo, chánh báo trang nghiêm. Phật giảng kinh Vô Lượng Thọ là chương tŕnh tu luyện chính để học Phật, các kinh điển khác đều để phụ trợ.

Mười hai đức Phật vừa nói trên là cổ Phật, A Di Đà Phật thành Phật chẳng qua mới mười kiếp, cổ Phật cùng với đức Phật A Di Đà hiện tại đồng danh đồng hiệu. Ở Trung Quốc, vào thời xưa, cha mẹ đặt tên cho con cái nhằm bày tỏ niềm hy vọng nơi con cái. Danh hiệu của một đức Phật là do trí huệ, đức năng, và phương pháp, biện pháp giáo hóa chúng sanh của Ngài mà kiến lập, bởi thế mới có những vị Phật danh hiệu giống nhau.

 

Chánh kinh:

Bỉ Phật giáo ngă, Niệm Phật Tam Muội.

(Đức Phật ấy dạy con Niệm Phật Tam Muội)

 

Vô Lượng Thọ Phật dạy Đại Thế Chí Bồ Tát pháp Niệm Phật Tam Muội. Tam Muội là tiếng Phạn, nghĩa là Chánh Thọ. Niệm Phật, niệm thật hoan hỷ phi thường, niệm đến mức tinh thần no đủ, càng niệm càng lên tinh thần, là đạt Niệm Phật Tam Muội. Cảm thọ của phàm phu gồm năm thứ: khổ, sướng, buồn, vui, xả. Từ trời Dục Giới trở xuống, có đủ năm thứ này. Không có năm thứ này th́ cuộc sống luôn b́nh ổn. Trời Sắc Giới khổ, sướng, buồn, vui đều chẳng có, chỉ có mỗi Xả thọ, chia thành tám đẳng cấp Tứ Thiền Bát Định. Do chẳng thể giữ được Định ấy vĩnh cữu, giống như đá đè cỏ, nên chỉ là tạm thời; nếu như đoạn dứt được cái gốc, liền thành tam-muội.

Niệm Phật có Sự và Lư, Sự Niệm là nhất tâm nghĩ nhớ, chẳng quản là Sự hay Lư, mấu chốt là Nhất Tâm, hễ có tạp niệm vọng tưởng th́ chẳng phải là Nhất Tâm. Thông thường, quá nửa người đời dùng tạp tâm niệm Phật, chứ nếu thật sự nhất tâm, sẽ trong một thất hay hai thất liền đắc tam muội.

Về Lư Niệm, niệm chính là Thỉ Giác, Phật là Bổn Giác. Bổn và Thỉ hợp nhau, Thỉ - Bổn chẳng hai, gọi là Niệm Phật. Lư niệm tức là Thật Tướng Niệm Phật. Người sơ học rất khó thực hiện được, hăy nên hạ thủ bằng Sự Niệm, từ Sự Nhất Tâm niệm đến Lư Nhất Tâm. Từ bậc Sơ Trụ trong Viên Giáo trở lên mới thuộc về Lư Niệm, từ Thập Tín trở xuống đều thuộc về Sự Niệm. Niệm Phật có bốn cách:

- Một là Thật Tướng Niệm Phật, tức là niệm đức Phật nơi tự tánh, hiểu cặn kẽ chân tánh của tự tâm, chẳng dùng tâm ư thức, chúng ta chẳng thực hiện nổi.

- Hai là Quán Tưởng Niệm Phật như mười sáu phép quán. Lúc tâm tưởng Phật th́ tâm ấy chính là ba mươi hai tướng, tám mươi tùy h́nh hảo. Tâm tưởng Phật biến thành Phật, tưởng cái ǵ liền biến thành cái đó. Tưởng chỗ nào có bệnh, chỗ ấy bèn có bệnh, thật đúng là chỗ nào cũng bệnh. Ngày ngày nghĩ tưởng khổ năo, sao quư vị đoạn phiền năo cho được? Mười sáu phép quán, tu phép nào cũng có thể thành tựu. Mười hai phép quán đầu đều là quán tưởng, phép quán thứ mười ba là quán tượng, phép quán thứ mười sáu sau rốt là Tŕ Danh Niệm Phật.

- Ba là Quán Tượng Niệm Phật, quán tượng Phật vẽ, đắp, hay đúc. Kinh dạy: “Đứng lên chắp tay, nhất tâm quán Phật”. Trong nhà nếu có điện thờ Phật, nếu có thời gian rảnh rỗi, chẳng được ĺa khỏi Phật đường.

- Bốn là Tŕ Danh Niệm Phật, nhất tâm chấp tŕ danh hiệu, chẳng hoài nghi, chẳng xen tạp, chẳng gián đoạn. Đây là điều Đại Thế Chí Bồ Tát gọi là “tịnh niệm tiếp nối”. Trong bản chú sớ Quán Kinh, Thiện Đạo đại sư chỉ dạy vô cùng tường tận, phải tin vào lời Phật, đặc biệt là kinh Văng Sanh. Ngoại trừ ba kinh Tịnh Độ ra, c̣n có Phổ Hiền Hạnh Nguyện Phẩm và Đại Thế Chí Niệm Phật Viên Thông Chương. Dẫu cho cổ Phật tái lai, thuyết pháp hoàn toàn mâu thuẫn với những kinh trên cũng chẳng tin theo.

Tiếng Phạn “tam-muội”, Tàu dịch là Chánh Định, c̣n dịch là Chánh Tư. Tứ Thiền Bát Định của thế gian chẳng thể gọi là Chánh Định Chánh Tư, bởi chẳng thể giữ được chúng vĩnh cửu, chỉ tạm thời đè ép được phiền năo chứ không đoạn được phiền năo; c̣n Chánh Tư Duy đă ly khai vọng tưởng. Phàm phu khởi tâm động niệm không ǵ chẳng phải là tội, thiện ác hỗn tạp. Nhất tâm niệm Phật chính là Niệm Phật Tam Muội, cảnh giới ấy có sâu cạn khác nhau, công phu chẳng giống nhau. Đọc truyện kư xưa nay, thấy rất nhiều người niệm Phật ba năm liền có thể sanh tử tự ư, tùy nguyện văng sanh, xem thế giới này có ai hữu duyên chăng, nếu vẫn c̣n có cơ duyên để độ, bèn chẳng ngại lưu lại thêm một thời gian nữa, nếu không sẽ sớm ngày văng sanh.

Niệm Phật Tam Muội c̣n gọi là Nhất Hạnh Tam Muội, cũng gọi là Chư Phật Hiện Tiền Tam Muội, Bát Nhă Tam Muội, Phổ Đẳng Tam Muội. Từ xưa, tổ sư đại đức đem hơn ba trăm hội giảng kinh trong cả một đời giáo hóa của đức Phật Thích Ca Mâu Ni chia thành môn loại khác nhau, gọi là “phán giáo”. Tông Thiên Thai chia thành tám giáo, tông Hiền Thủ chia thành năm giáo. Ở đây, theo tông Hiền Thành chia thành Tiểu, Chung, Thỉ, Đốn, Viên.

Niệm Phật Tam Muội có Sự Niệm và Lư Niệm. Phàm những ǵ trọng nơi sự tướng là thuộc về Tiểu giáo sơ cấp, giống như tiểu học. Các tông khác: Tiểu chẳng thông Đại;pháp môn này tuy có thứ lớp nhưng cũng viên dung. Trong Pháp Bảo Đàn Kinh, Lục Tổ giảng về Nhất Hạnh Tam Muội rất tường tận, Ngài truyền dạy Thiền Tông đốn ngộ. Thiền được nói trong Thiền Tông chẳng phải là Thiền Định trong Lục Độ, mà là Bát Nhă Ba La Mật. Vừa mở đầu Đàn Kinh, Lục Tổ dạy mọi người niệm Ma Ha Bát Nhă Ba La Mật Đa, minh xác Thiền Tông tu Ma Ha Bát Nhă Ba La Mật Đa.

“Nhất Hạnh” nghĩa là ư chuyên chú, pháp môn Tịnh tông từ Sự Niệm có thể nhập Lư Niệm, cũng thuộc vào Nhất Hạnh Tam Muội, thuộc về Đốn Ngộ. Sau khi ngộ khởi tu, chưa thấy ai cũng có thể đốn chứng. So với Thiền Tông, Niệm Phật không đốn ngộ bằng, nhưng về mặt đốn chứng lại trỗi hơn Thiền Tông. Một đằng siêu thắng về mặt Ngộ, một đằng siêu thắng về mặt Chứng. Nhưng ngộ rồi chẳng nhất định sẽ chứng, bởi thế, cổ đức nói:

Đản đắc kiến Di Đà,

Hà sầu bất khai ngộ.

(Chỉ được thấy Di Đà,

Lo chi chẳng khai ngộ?)

Thấy đức Di Đà, tự nhiên khai ngộ, bởi thế so với Thiền Tông, Niệm Phật phải thù thắng hơn!

Chư Phật Hiện Tiền Tam Muội thuộc vào cảnh giới Đại Thừa Chung Giáo, niệm một câu A Di Đà Phật bao gồm danh hiệu hết thảy chư Phật, chẳng sót một đức Phật nào. Tựa đề kinh A Di Đà vốn là “Nhất Thiết Chư Phật Sở Hộ Niệm Kinh” (kinh được hết thảy chư Phật hộ niệm). Hết thảy chư Phật đều v́ chúng sanh giảng kinh A Di Đà! Phật giảng kinh là ứng cơ thuyết pháp, các kinh điển chủ yếu đều đă được dịch sang Trung Văn, trong đó, kinh khế cơ nhất là kinh A Di Đà, độ khắp ba căn, thâu trọn lợi độn, khiến cho chúng sanh b́nh đẳng được độ. V́ thế, đại sư Thiện Đạo nói: “Sở dĩ Như Lai xuất hiện trong thế gian chỉ là để nói Di Đà nguyện hải”.

Phật đă v́ một sự kiện này mà xuất hiện trong thế gian, v́ sao vẫn phải nói những pháp môn khác? Chỉ là do chúng sanh chẳng tin pháp môn này, chỉ có mỗi pháp môn này là pháp môn thành Phật ngay trong một đời. Ai có cơ hội một đời thành Phật th́ người đó mới có thể chuyên tâm tin tưởng pháp môn này, nhưng những người như thế rất ít.

Trong cách phán giáo của tông Hoa Nghiêm, Bát Nhă Tam Muội thuộc về Đại Thừa Thỉ Giáo. Sơ Trụ Bồ Tát thật sự là bước mở đầu của Đại Thừa, Sơ Trụ phá một phần vô minh, chứng một phần Pháp Thân. V́ thế, gọi là Đại Thừa Thỉ Giáo. Nếu quư vị có dịp, hăy đọc cuốn sách vỡ ḷng của Đại Thừa là Đại Thừa Khởi Tín Luận. Luận ấy là sách giáo khoa của Sơ Trụ Bồ Tát trong Viên Giáo, đương nhiên chúng ta xem chẳng hiểu!

Tiểu Thừa La Hán, Bích Chi Phật đă đoạn Kiến Tư Hoặc, vượt thoát tam giới lục đạo luân hồi, trong ba đức đạt được Giải Thoát đức, được tự tại; ngoài ra, Pháp Thân đức lẫn Bát Nhă đức đều chưa chứng đắc. Thập Trụ là giai đoạn mở đầu của Đại Thừa, Thập Địa là rốt cục của Đại Thừa. Địa thứ mười gọi là Pháp Vân địa.

Kinh Kim Cang cũng là Đại Thừa Thỉ Giáo, nêu lên những tiêu chuẩn của Bồ Tát, kinh dạy: “Nếu có Bồ Tát có tướng ta, tướng người, tướng chúng sanh, tướng thọ giả th́ chẳng phải là Bồ Tát”. Ĺa được bốn tướng mới tính là nhập môn, phân nửa trên là “ly tướng”; phân nửa dưới là: “Thế Tôn nói ngă kiến, nhân kiến, chúng sanh kiến, thọ giả kiến chẳng phải là ngă kiến, nhân kiến, chúng sanh kiến, thọ giả kiến th́ mới gọi là ngă kiến, nhân kiến, chúng sanh kiến, thọ giả kiến”. “Kiến” là ư niệm, [câu trên đây ư nói] chẳng khởi tâm, chẳng động niệm. Nửa phần sau này là “ly kiến”. Ngay nơi một câu Phật hiệu liền khế nhập cảnh giới này, bốn tướng, bốn kiến đều chẳng có, phương pháp đơn giản, cũng là Đại Thừa Thỉ Giáo.

Cuối cùng là Phổ Đẳng Tam Muội. “Phổ” là phổ biến, rộng lớn vô biên, “Đẳng” là b́nh đẳng, tận hư không, khắp pháp giới, trọn chẳng có tướng sai khác, thật sự viên măo rốt ráo. Đem câu “nam mô A Di Đà Phật” dịch thành “quy y Vô Lượng Thọ” là Phổ Đẳng Tam Muội. Đem vô lượng công đức Phật A Di Đà đă chứng đắc biến thành cái nhân để tu cho chính ḿnh, nhân tột biển quả, quả thấu nguồn nhân, nhân quả chẳng hai. Ta niệm là niệm Phật A Di Đà trong tâm ta, A Di Đà Phật là chúng sanh trong cái tâm niệm Phật. Chúng sanh, tâm và Phật là nhất tâm, nhất tâm không hai tâm, lập tức trong một niệm công đức viên măn của chư Phật và chính ḿnh dung hợp thành một phiến. Do đây, ta biết rằng: một câu Phật hiệu gồm đủ cả Tiểu, Thỉ, Chung, Đốn, Viên.

Niệm Phật Tam Muội, cổ nhân gọi là đường tắt, nhưng Tŕ Danh là đường tắt nhất trong các đường tắt, dễ đi mau đến, xưng danh hiệu Ngài, bổn nguyện như thế. Tâm người phương này tạp loạn, ắt phải làm cho chuyên tâm một cảnh mới ḥng được văng sanh. Tôi thường yêu cầu các vị niệm kinh Vô Lượng Thọ ba ngàn lần, là nhằm tu tâm thanh tịnh, lại dùng ḷng tin thanh tịnh kiên định để chấp tŕ danh hiệu, có thể đạt đến minh tâm kiến tánh, đắc Vô Thượng Bồ Đề, trong một đời có thể đạt được.

Lăo pháp sư Đàm Hư khai thị trong Phật thất tại đạo tràng nọ ở Hương Cảng, có lưu lại một cuốn băng thâu âm, Ngài lại nói giọng Thiên Tân, tôi phải nghe hết ba ngày mới hiểu hoàn toàn. Người có thiện căn nghe được cuốn băng ấy có thể văng sanh, tôi nhờ người làm thành CD, rồi lại chế thành băng thâu âm. Có người chuyên niệm một câu Phật hiệu, rồi đứng mà qua đời hoặc ngồi mà qua đời; người thật, việc thật, bọn họ làm được như thế, thân tâm lẫn thế giới đều buông xuống cả, cái ǵ cũng chẳng có. Thiện căn của ḿnh có hợp với tiêu chuẩn hay không chính ḿnh phải tự biết. Nếu vẫn là ba tâm hai ư th́ chưa đạt được tiêu chuẩn! Cũng chẳng nghĩ đến Phật pháp, thế sự lại càng chẳng tưởng đến. Việc ǵ cần cứ làm, làm xong không nghĩ đến nữa, trong tâm chỉ có một câu A Di Đà Phật.

Lại như pháp quán tưởng và quán tượng, cứ chiếu theo Thập Lục Quán Kinh, quán mặt trời lặn, mở mắt, nhắm mắt vẫn có vầng thái dương. Dẫu có quán thành vẫn là chấp tướng, để đạt đến Tây Phương phải bỏ được tướng, nhưng trừ tướng cũng chẳng dễ ǵ.

 

[Phần hai]