Lược Giảng Giáo Nghĩa

Phẩm Phổ Hiền Hạnh Nguyện,

phần 4

(Nguyên tác: Phổ Hiền Đại Sĩ Hạnh Nguyện Đích Khải Thị)

Chủ giảng: Lăo pháp sư Thích Tịnh Không

Chuyển ngữ: Bửu Quang Tự đệ tử Như Ḥa

(theo bản in của Hoa Tạng Tịnh Tông Học Hội, năm 2001)

     

1.10.6. Nguyện lợi ích:

      Chánh kinh:

      Ngă ư nhất thiết chư hữu trung,

      Sở tu phước trí hằng vô tận,

      Định, huệ, phương tiện cập giải thoát,

      Hoạch chư vô tận công đức tạng,

      Nhất trần trung hữu trần số sát,

      Nhất nhất sát hữu nan tư Phật,

      Nhất nhất Phật xử chúng hội trung,

      Ngă kiến hằng diễn Bồ Đề hạnh.

(Tôi ở trong hết thảy các cơi (1),

Tu tập phước trí hằng vô tận,

Định, huệ, phương tiện và giải thoát,

Được vô tận các kho công đức,

Trong mỗi trần có trần số cơi,

Mỗi một cơi có nan tư Phật,

Mỗi một đức Phật ngự chúng hội,

Tôi thấy thường diễn hạnh Bồ Đề)

 

Năm đoạn đầu thiên trọng tự học, thành tựu chính ḿnh. Trong nguyện này, ḿnh đă thành tựu rồi th́ phải giúp đỡ người khác giống như chư Phật, Bồ Tát. Tự ḿnh đă tu thành, không c̣n việc ǵ nữa th́ phải giúp đỡ người khác sao cho họ cũng không c̣n có việc ǵ nữa. Phật, Bồ Tát một ngày từ sáng đến tối bận suốt, nhưng cũng chẳng vui lắm ư! Vô sự mà bận, bận nhưng vô sự, tự tại thay! Khoái lạc khôn sánh! Chúng sanh bận bịu v́ hữu sự, v́ hữu sự nên bận, bởi thế bù đầu héo mặt, chẳng được tự tại, khổ chẳng thể nói!

“Tôi ở trong hết thảy các cơi”: Chữ “nhất thiết hữu” (hết thảy cơi) chỉ tam giới lục đạo. Có nghiệp nhân đương nhiên có quả báo. Các Hữu là cảnh giới phàm phu, chẳng phải là cảnh giới của thánh nhân. Câu này ư nói: Thả bè từ trong tam giới lục đạo để độ chúng sanh. Độ là phục vụ, giúp đỡ. Giúp đỡ hết thảy chúng sanh, v́ hết thảy chúng sanh phục vụ, th́ gọi là “độ chúng sanh”.

“Tu tập phước trí hằng vô tận”: Câu này nói đến sự tu học trong quá khứ, luôn tu vô tận phước trí. Vô tận công đức do trí huệ sanh ra. Định là phước, do Định mà có phước. Tâm chẳng định, chẳng có phước. Người niệm Phật tu nhất tâm bất loạn, nhất tâm bất loạn chính là phước báo lớn nhất; làm chủ được nhân sanh vũ trụ, đó là đại phước, vô lượng phước. Trên thực tế, lợi ích chúng sanh cũng chính là lợi ích chính ḿnh, đúng là “người dạy cùng kẻ học cùng phát triển”. Quư vị nhất định phải phát tâm hoằng pháp lợi sanh, việc đó có vô tận công đức đối với sự tu học phước huệ của chính quư vị.

Câu “định, huệ, phương tiện và giải thoát”: nói đến sự phát khởi tác dụng của phước huệ. Quyền trí là ứng dụng trí huệ vào sanh hoạt thường nhật, vào sự đăi người, tiếp vật, đó gọi là “phương tiện giải thoát”. Giải thoát là tự tại.

“Được vô tận các kho công đức”: Ba câu trước nói về tu nhân, câu này luận về quả báo. Người đó tu học đúng là có thâu hoạch, cái thâu hoạch được là vô tận công đức. Tạng là tỷ dụ, giống như kho báu. Nói một cách cụ thể, “công đức tạng” là trí huệ vô tận, đức năng vô tận, tài nghệ vô tận, phú quư vô tận. Thứ nào cũng đều chân thật, đều là đạt được ngay trong một đời. Y báo, chánh báo trang nghiêm nơi thế giới Cực Lạc cũng hiển hiện trong vô tận công đức tạng, tuyệt đối chẳng phải giả.

“Trong mỗi trần có trần số cơi”: Một Phật sát là một đại thiên thế giới. Trong một hạt vi trần có vi trần số đại thiên thế giới. Kinh Hoa Nghiêm dạy: Đó là cảnh giới một và nhiều chẳng trở ngại lẫn nhau, cũng là cảnh giới sự sự vô ngại. Trong lớn hiện nhỏ, chúng ta hiểu được; nhưng trong nhỏ hiện lớn, chúng ta không cách ǵ hiểu được. Muốn dùng tỷ dụ để diễn tả t́m chẳng ra tỷ dụ, nhưng đó là sự thật.

“Mỗi một cơi có nan tư Phật”: “Nan tư” (không thể nghĩ tưởng) là chẳng thể nghĩ bàn. Trong mỗi một cơi có vô lượng vô biên Phật.

“Mỗi một đức Phật ngự chúng hội”: Mỗi một đức Phật trong lúc thuyết pháp giáo hóa độ sanh có vô lượng vô biên hải hội Bồ Tát vây quanh. Trong mỗi một hạt vi trần đúng là mầu nhiệm chẳng thể nghĩ bàn.

“Tôi thấy thường diễn hạnh Bồ Đề”: Ngài trông thấy, Ngài nhập cảnh giới đó, “diễn” là biểu diễn. Ngài cũng vào trong các chúng hội ấy, cũng thị hiện tu Phổ Hiền hạnh, giúp Phật giáo hóa. Đó là quyền trí phương tiện giải thoát hạnh, cảnh giới ấy tối thiểu phải là bậc Bồ Tát Sơ Trụ trong Viên Giáo mới có thể làm nổi. Từ bậc Sơ Trụ trở lên trong Viên Giáo chính là người niệm Phật đạt đến Lư Nhất Tâm Bất Loạn, nói nghiêm túc th́ phải là Bát Địa Bồ Tát mới có thể thật sự chứng nhập cảnh giới này. Phật tuyệt đối chẳng nói dối, chúng ta dù là sơ học, đọc đến câu này vẫn phải bắt chước. Chỉ cần thấy nơi nào có đại chúng tụ tập, chẳng cần biết quư vị hiểu được bao nhiêu, cũng phải giảng cho mọi người đôi chút để cùng tu học pháp Giác - Chánh - Tịnh, thuyết minh công đức lợi ích của lễ kính, tán thán cho đến hồi hướng, tự lợi, lợi người. Hiện thời chúng ta có thể tu học cái nguyện lợi ích này như thế đó.

 

1.10.7 Nguyện chuyển pháp luân

      Chánh kinh:

      Phổ tận thập phương chư sát hải,

      Nhất nhất mao đoan tam thế hải,

      Phật hải cập dữ quốc độ hải,

      Ngă biến tu hành kinh kiếp hải,

      Nhất thiết Như Lai ngữ thanh tịnh,

Nhất ngôn cụ chúng âm thanh hải,

Tùy chư chúng sanh ư nhạo âm,

Nhất nhất lưu Phật biện tài hải,

Tam thế nhất thiết chư Như Lai,

Ư bỉ vô tận ngữ ngôn hải,

Hằng chuyển lư thú diệu pháp luân,

Ngă thâm trí lực phổ năng nhập.

(Khắp tận mười phương biển các cơi,

Mỗi đầu lông có biển ba đời,

Biển Phật và biển các cơi nước,

Tôi tu hành khắp suốt biển kiếp,

Hết thảy Như Lai ngữ thanh tịnh,

Một lời trọn đủ biển âm thanh,

Thuận theo tiếng chúng sanh ưa thích,

Mỗi âm sanh biển Phật biện tài,

Ba đời hết thảy các Như Lai,

Trong biển ngôn ngữ vô tận kia,

Hằng chuyển lư thú diệu pháp luân,

Sức trí sâu tôi đều nhập được)

 

Chuyển pháp luân là giáo học. Bài kệ thứ nhất nói về những nơi chuyển pháp luân. Những nơi để chuyển pháp luân có thể nói là vượt ngoài tận hư không trọn pháp giới.

“Khắp tận mười phương biển các cơi”: trước hết nói đến đại thế giới.

“Mỗi đầu lông có biển ba đời”: cũng có nghĩa giống như trong một vi trần bao gồm tam thiên đại thiên thế giới ở phần trên.

“Biển Phật và biển các cơi nước”: Phật hải tiêu biểu cho hữu t́nh (hữu t́nh thế gian), quốc độ hải tượng trưng cho vô t́nh (khí thế gian). Chín pháp giới là hữu t́nh thế gian, các vị Phật của Tạng Giáo, Thông Giáo, Biệt Giáo cũng là hữu t́nh thế gian, chỉ có Phật thuộc Viên Giáo mới không là hữu t́nh thế gian.

“Ngă biến tu hành kinh kiếp hải” (tôi tu hành khắp suốt biển kiếp): “Ngă biến”“biến nhất thiết xứ” (trọn khắp hết thảy nơi), “Kinh kiếp”: thời gian dài lâu, suốt hết thảy thời; hết thảy xứ, hết thảy thời đều tu hành. Mê tà nhiễm là bệnh, là lầm lạc. Tu hành là sửa đổi những hành vi sai trái. Giác - Chánh - Tịnh là tiêu chuẩn để chúng ta tu hành.

Trong bài kệ thứ hai, Phật pháp thù thắng v́ nó viên dung, đúng là chẳng thể nghĩ bàn, v́ mỗi cá nhân mà thiết lập cách giáo hóa, trọn chẳng dùng một phương pháp để giáo hóa hết thảy chúng sanh. Nếu dùng một phương pháp [mà có thể giáo hóa hết thảy chúng sanh], cần ǵ phải giảng tám vạn bốn ngàn pháp môn, vô luợng pháp môn? Có thể nói: Chỉ có một nguyên tắc bất biến, tức là Giác - Chánh - Tịnh. Chỉ cần đạt được Giác - Chánh - Tịnh th́ giáo học bèn viên măn, hiệu quả bèn hiện tiền. Phương pháp chẳng phù hợp căn tánh th́ công phu luống uổng, chẳng thể thành tựu. Phật có đủ vô lượng trí huệ, vô lượng đức năng, vô lượng biện tài, ứng bệnh cho thuốc, Phật tiếp xúc người thuộc căn tánh nào bèn giảng cho người ấy pháp đúng như thế ấy.

Trong bài kệ thứ ba, “Ba đời hết thảy các Như Lai”: Tam thế chư Như Lai là quá khứ Phật, hiện tại Phật, vị lai Phật. Chúng ta thấy tất cả hết thảy chúng sanh đang hiện hữu đều là vị lai Phật. Vị lai Phật là hiện tại Phật, là quá khứ Phật, ba đời như một, ba đời chẳng hai. Nếu chia ba đời thành ba phần, quư vị chẳng thể nhất tâm, chẳng thể nhập cảnh giới đó. Hiểu rơ một chính là ba, ba chính là một, tâm quư vị bèn thanh tịnh v́ tâm quư vị chẳng có phân biệt. Có quá khứ, hiện tại, vị lai, nhưng chẳng có phân biệt, mầu nhiệm ở chỗ đó. Ba đời hết thảy các Như Lai hiện diện trước chúng ta.

“Trong biển ngôn ngữ vô tận kia”: Mỗi một ngày từ sáng đến tối, quư vị nghe vô tận ngôn ngữ, nếu nghe hiểu được, quư vị sẽ giống như Phổ Hiền Bồ Tát.

“Hằng chuyển lư thú diệu pháp luân”: Họ đều thuyết pháp cho quư vị nghe đấy. Thuyết những pháp nào? Dạy cho tâm địa quư vị thanh tịnh. Tất cả hết thảy chúng sanh thảy đều nói kinh Hoa Nghiêm. Một ngày từ sáng đến tối, toàn là nghe kinh Hoa Nghiêm, toàn là dạy chúng ta lễ kính chư Phật, xưng tán Như Lai, rộng tu cúng dường cho đến hồi hướng khắp tất cả, thành kính, thanh tịnh, b́nh đẳng, từ bi, nhưng quư vị nghe chẳng hiểu ǵ cả! Bất cứ ai đang căi cọ, ta cũng đều nghe như kẻ đó đang giảng kinh Hoa Nghiêm. Nếu được như vậy, quư vị thật sự lănh hội được lư thú diệu pháp luân nơi đó.

“Sức trí sâu tôi đều nhập được”: Phải có trí huệ sâu mới có thể nhập được cảnh giới ấy.

 

1.10.8. Nguyện Tịnh Độ

Chánh kinh:

Ngă năng thâm nhập ư vị lai,

Tận nhất thiết kiếp vi nhất niệm,

Tam thế sở hữu nhất thiết kiếp,

Vi nhất niệm tế ngă giai nhập.  

Ngă ư nhất niệm kiến tam thế,

Sở hữu nhất thiết Nhân Sư Tử,

Diệc thường nhập Phật cảnh giới trung,

Như huyễn giải thoát cập oai lực.

(Tôi có thể thâm nhập vị lai,

Tột hết thảy kiếp làm một niệm,

Tất cả hết thảy kiếp ba đời,

Làm thành một niệm, tôi đều nhập.

Trong một niệm tôi thấy ba đời,

Tất cả hết thảy Nhân Sư Tử,

Cũng thường nhập trong cảnh giới Phật,

Như huyễn giải thoát và oai lực)

 

Hai bài kệ này xem ra chẳng ngoài ư nguyện Tịnh Độ, phải quan sát kỹ mới hiểu được thế nào là Tịnh Độ; điều này liên quan mật thiết đến việc niệm Phật cầu văng sanh Tây Phương của chúng ta; kinh văn quả thật gồm chứa những ư nghĩa thanh tịnh. Bài kệ thứ nhất nói về pháp giới tánh. Kinh Đại Thừa dạy: “Nên quán tánh pháp giới, hết thảy chỉ do tâm tạo”. Tánh tức là bản thể; pháp giới tánh tức là bản thể của pháp giới. Phạm vi bao quát của pháp giới vô cùng rộng lớn; hết thảy pháp bao hàm trong không gian và thời gian đều gọi là pháp giới. Bài kệ thứ nhất giống như phần trên: Cảnh giới được niệm là cảnh giới lư sự vô ngại, sự sự vô ngại.

“Tôi có thể thâm nhập vị lai”: Vị lai c̣n chưa đến, do một câu này, cho thấy đương nhiên Bồ Tát cũng có thể thâm nhập quá khứ. Nói cách khác, quá khứ, hiện tại, vị lai vốn là một, chẳng phải là ba. Mê th́ tựa hồ có ba giai đoạn, ngộ th́ chỉ một, nhất chân mà! Kinh Kim Cang nói: “Ba tâm bất khả đắc”. Quá khứ tâm, hiện tại tâm, vị lai tâm, ba tâm ấy bất khả đắc, t́m lấy ba đời cũng chẳng thể được. Về tướng th́ có, nhưng về Lư th́ không. Mê th́ có, ngộ rồi chẳng c̣n có nữa. Tiếp đó, Ngài nói thâm nhập bằng cách nào?

“Tột hết thảy kiếp làm một niệm”: Vừa mới mở đầu kinh đă giảng về Nhất Chân pháp giới, toàn là nói về một: nhất chân, nhất âm, nhất niệm. Nhưng pháp môn Niệm Phật đây dạy trực tiếp phải tu một thứ, tức là tu nhất tâm bất loạn đấy! Toàn thể pháp giới gọi là Nhất Chân, Nhất Chân pháp giới. Nhất Chân pháp giới là Sở Nhập (đối tượng để được chứng nhập), Nhất Tâm Bất Loạn là Năng Nhập (chủ thể thực hiện sự chứng nhập đó). Nhất Tâm Bất Loạn là Phổ Hiền hạnh nguyện. Phương pháp thuận tiện nhất để tu học Phổ Hiền hạnh nguyện là niệm A Di Đà Phật. Nếu thật sự niệm cho tốt một câu A Di Đà Phật, th́ trong một câu A Di Đà Phật đă bao gồm trọn vẹn mười đại nguyện vương, không sót một điều nào của hạnh nguyện Phổ Hiền. Bởi lẽ, mười đại nguyện vương dẫn về Cực Lạc, Nhất Tâm Bất Loạn cũng là văng sanh Cực Lạc, chẳng khác ǵ nhau.

Muốn nghĩ đến vị lai, hoặc muốn trở về quá khứ, phải dùng phương pháp nào đây? Chỉ một niệm là được. Hễ “một” th́ chẳng có giới hạn, chứ hai niệm bèn có giới hạn. Hễ có giới hạn th́ không cách ǵ đạt được quá khứ, vị lai cả. Tiêu trừ giới hạn th́ quá khứ, vị lai, hiện tại đều hiện tiền. Nói “thâm nhập” vốn là dư thừa, bởi lẽ chúng đă hiện tiền rồi.

Đại Kinh nói: “Mười pháp giới một hiện chín ẩn”. Chúng ta hiện đang sống trong nhân pháp giới (pháp giới loài người), nhân pháp giới hiện tiền chúng ta trông thấy rất rơ ràng, c̣n chín pháp giới kia chẳng thấy. Chín pháp giới vẫn tồn tại, v́ sao lại ẩn? Là v́ quư vị có giới hạn! Tiêu trừ được giới hạn th́ mười pháp giới thảy đều hiện tiền, ấy là Nhất Chân pháp giới.

Làm thế nào mới chứng được Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác? Nhất niệm bèn chứng đắc, nhị niệm là trật rồi. Những ai tam tâm nhị ư chính là phàm phu. Tiểu Thừa, Thanh Văn, Duyên Giác, Quyền Giáo Bồ Tát đều dùng tam tâm nhị ư. Tam tâm là tâm ư thức, tâm là A Lại Da thức, Ư là Mạt Na thức, Thức là thức thứ sáu. Thanh Văn, Duyên Giác, lục đạo phàm phu thảy đều dùng cái tâm ấy, tâm đó gọi là vọng tâm. Nhất niệm là chân tâm.

Ai sử dụng nhất niệm? Chính là Thật Giáo Bồ Tát, cũng như hàng Pháp Thân đại sĩ được nói trong kinh này: trong Viên giáo th́ từ Sơ Trụ trở lên, trong Biệt Giáo th́ từ Sơ Địa trở lên đều dùng Nhất Tâm này. Dùng được chân tâm th́ là chân tu hành. Tột cùng hết thảy kiếp làm thành một niệm, hiểu theo mặt văn tự nghĩa là kiếp và niệm viên dung. Một kiếp thời gian dài lâu, một niệm thời gian ngắn ngủi. Thời gian dài và thời gian ngắn là một chứ không phải là hai, bởi thế Ngài mới có thể nhập được quá khứ, đến được vị lai. Trên mặt thời gian chẳng có chướng ngại, sự sự vô ngại.

“Tất cả hết thảy kiếp ba đời, làm thành một niệm, tôi đều nhập”: hết thảy kiếp quá khứ, hết thảy kiếp hiện tại, hết thảy kiếp vị lai. Kinh Thiên Phật Danh nói đến ba ngàn vị Phật, quá khứ một ngàn vị Phật, hiện tại một ngàn vị Phật, vị lai một ngàn vị Phật. Phật thuyết pháp như vậy đều là tùy thuận chúng sanh mà phương tiện nói, bởi lẽ trong cảnh giới của chúng sanh đúng thật là như thế. Phật thuyết pháp chia thành hai loại lớn, Phật dùng Nhị Đế để thuyết pháp: Chân Đế và Tục Đế. Tục Đế là tùy thuận sự thấy biết của chúng sanh mà nói, Chân Đế là thuận theo cảnh giới chính Ngài đă chứng để nói. Chân, Tục chẳng hai. Ở đây hoàn toàn giảng pháp môn Bất Nhị, cảnh giới giải thoát chẳng thể nghĩ bàn, chúng ta chẳng dễ ǵ lănh hội nổi.

Một và nhiều tương tức (một tức là nhiều, nhiều tức là một), niệm và kiếp viên dung, sự lư vô ngại, sự sự vô ngại. Đấy vốn là cảnh giới của chúng ta. Hôm nay chúng ta trông thấy thần thông rộng lớn chẳng thể nghĩ bàn, nhờ đó chúng ta hiểu được ḿnh vốn là như thế. Hiện tại đâu đâu ta cũng gặp chướng ngại, gặp phải cảnh đáng thương như thế, rất phải nên hổ thẹn. Sa chân đến nông nỗi này là v́ chúng ta chẳng biết dụng tâm, dùng nhầm cái tâm, dùng nhầm vọng tâm. Chúng ta càng phân biệt nhiều, càng chấp trước nhiều, vọng tưởng càng nhiều, đau khổ càng nhiều. Phân biệt, chấp trước, vọng niệm càng ít th́ tinh thần càng sung sướng, càng ít phiền năo.

Phiền năo do tự quư vị sanh, chẳng phải người ngoài tạo ra. Người khác chửi quư vị, quư vị có nhận lấy th́ quư vị mới phiền năo; giống như người ta tặng quà cho ḿnh, ḿnh nhận lấy vậy. Nếu quư vị chẳng tiếp nhận, làm sao phiền năo sanh? V́ sao người ta chửi người khác, quư vị chẳng sanh phiền năo? Là v́ người khác bị chửi, chính ḿnh chẳng sanh phân biệt, chấp trước. Danh tự là giả danh. Nương vào danh tự để chửi th́ chửi không được, nương vào thân thể để chửi th́ thân thể là giả tướng Tứ Đại Ngũ Ấm ḥa hợp, thân cũng chẳng phải là Ta. Người ta chửi quư vị, quư vị chẳng nhận lấy bèn được đại tự tại. Quư vị dùng vọng tâm bèn tiếp nhận; quư vị dùng chân tâm th́ trong chân tâm một pháp chẳng lập. Vốn chẳng có một vật, chỗ nào nhuốm bụi trần? Đó là chân tâm, trong chân tâm vốn chẳng có một vật, không ǵ dính vào được, bởi thế tự tại. Người học Phật phải biết dùng tâm.

“Trong một niệm tôi thấy ba đời, tất cả hết thảy Nhân Sư Tử”: Hiện tại chúng ta dùng pháp môn Niệm Phật, niệm A Di Đà Phật tức là huấn luyện “nhất niệm” của chúng ta. Muốn khôi phục “nhất niệm” chẳng dễ dàng ǵ, bởi lẽ phiền năo tập khí từ vô lượng kiếp đến nay sức chúng quá lớn. Đi, đứng, nằm, ngồi đều khởi vọng niệm. Dùng phương pháp nào để khôi phục “nhất niệm”? Dùng một câu Phật hiệu. Một câu Phật hiệu này là thủ đoạn, là phương pháp. Trong lúc chúng ta khởi vọng niệm, chẳng cần phải quán sát ư niệm ấy là thiện niệm hay ác niệm, đáng khởi hay không nên khởi, niệm nào cũng mặc kệ, cứ một niệm vừa khởi lên bèn thay bằng A Di Đà Phật, dùng một câu A Di Đà Phật để thay thế cái niệm đó, sao cho không khởi niệm th́ thôi, hễ khởi niệm bèn thành A Di Đà Phật. Đó cũng là “nhất niệm”.

Nhưng đấy chẳng phải là “nhất niệm” thật sự, chỉ là tương tự “nhất niệm”, từ quá tŕnh tương tự mới có thể chứng đắc nhất niệm chân thật. Nhất niệm chân thật là vô niệm. Nếu chúng ta nghĩ đến vô niệm th́ cái vô niệm đó cũng là một ư niệm lầm lạc, chẳng phải là “nhất niệm” chân chánh. Nhất niệm chân chánh là hữu niệm lẫn vô niệm đều chẳng có, chẳng những ĺa hết thảy hữu niệm mà cũng ĺa vô niệm luôn, đấy mới là nhất niệm.

“Nhân Sư Tử”: Sư tử trong loài người, là ví dụ dùng để chỉ Phật. Lúc niệm đến nhất niệm, tất cả hết thảy các Như Lai trong ba đời quư vị đều thấy hết. Nhất niệm là thanh tịnh, nhị niệm chẳng thanh tịnh. Tâm tịnh cơi nước tịnh, tịnh độ vốn từ đó mà có. Câu nào cũng bao gồm ư nghĩa thanh tịnh. Công phu, cương lănh tu hành đều nằm trong “nhất niệm”. Thời thời khắc khắc chẳng quên mất nhất niệm là tốt. Trong giai đoạn hiện tại th́ thời thời khắc khắc chẳng quên A Di Đà Phật, hết thảy mọi niệm đều quy về A Di Đà Phật.

“Cũng thường nhập trong cảnh giới Phật”: Tâm tịnh, thân bèn thanh tịnh. Thân thanh tịnh, trong tâm chẳng có phiền năo, thân chẳng có bệnh khổ. Thân tâm thanh tịnh th́ ngoại cảnh chẳng có ǵ không thanh tịnh, ngay khi đó, Tịnh Độ lập tức hiện tiền. Đấy là nguyên tắc, nguyên lư được giảng bởi Hoa Nghiêm, cảnh chuyển theo tâm. Trong kinh Lăng Nghiêm, đức Phật nói: “Nếu chuyển được cảnh th́ giống hệt Như Lai”. Bởi thế chúng ta phải chuyển cảnh, chớ để cảnh chuyển ḿnh.

Chuyển cảnh bằng cách nào? Cảnh giới có hai thứ thuận và nghịch, cũng tức là thuận duyên và nghịch duyên. Hai thứ cảnh giới hiện tiền, sáu căn của chúng ta tiếp xúc, hiểu rành rẽ phân minh cảnh giới (thật sự thấy tướng rốt ráo, tướng viên măn); như thế th́ trí huệ tăng trưởng, như như bất động, đó là Nhất Niệm. Rèn luyện Nhất Tâm Bất Loạn từ nơi đó, ấy là chuyển cảnh giới. Trong thuận cảnh, đối với thể, tướng, dụng, nhân duyên, quả báo, sự lư của thuận cảnh, quư vị hoàn toàn thấy rơ ràng, th́ gọi là rành rẽ phân minh. Rành rẽ phân minh, tự ḿnh như như bất động, quyết định chẳng khởi tâm động niệm phân biệt nơi tướng cảnh giới. Chẳng khởi tâm, chẳng động niệm, chẳng phân biệt, chẳng chấp trước, lại càng rành rẽ phân minh th́ cảnh giới trở thành Phật, Bồ Tát, càng làm cho chúng ta thành tựu vô lượng trí huệ, thiền định rất sâu. Tu hành chỉ là có biết dụng tâm nơi cảnh giới hay không!

Phật pháp sợ quư vị chấp tướng, nên từ đầu đến cuối Đại Thừa Phật pháp chỉ phá chấp trước mà thôi. Ĺa hết thảy phân biệt, chấp trước, chân tướng bèn sáng tỏ. Có như vậy mới thường nhập trong cảnh giới Phật, cảnh giới ấy là cảnh giới của chư Phật Như Lai. Quư vị nhập được cảnh giới Phật mà quư vị không là Phật, th́ c̣n ai là Phật nữa đây? Khéo dụng tâm th́ cảnh giới nhăn tiền, cuộc sống thực tế đều thành kinh Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm hết. Thấy sắc, nghe tiếng, không ǵ chẳng phải [là kinh Hoa Nghiêm]. Trong mỗi một vi trần có trần số Phật đều v́ chúng ta giảng kinh Hoa Nghiêm, đều v́ chúng ta chuyển diệu pháp luân. Do trong tâm ta khởi tâm động niệm nên tự ḿnh bèn sanh chướng ngại, gây chướng ngại cho diệu pháp của hết thảy Như Lai, tự ḿnh chẳng thấy, chẳng nghe, như điếc, như ngây. Phải nhập cảnh giới, phải giữ được nhất niệm th́ mới nên.

“Như huyễn giải thoát”: Cảnh giới được chứng bởi bậc địa thượng Bồ Tát (2) đều có một chữ Huyễn, ư nói y báo, chánh báo trang nghiêm trong mười pháp giới có Tướng, nhưng không có Thể.

Thể là không, bởi vậy cái Hữu ấy là Huyễn Hữu, chẳng phải là Chân Hữu. Hiểu được hết thảy pháp đều là huyễn hữu, quư vị sẽ thọ dụng tự tại, bởi quư vị chẳng chấp trước. Chẳng chấp trước th́ đối với hết thảy pháp, quư vị chẳng chấp trước được mất, nên chẳng mê hoặc, chẳng tạo nghiệp, chẳng sanh phiền năo, chẳng thọ quả báo. Trong hết thảy pháp, quư vị du hư thần thông, tự tại lắm! Có thể hưởng thọ hết thảy pháp, nhưng chớ có chấp trước, hễ chấp trước bèn sanh phiền năo. Phải hiểu hết thảy pháp trọn chẳng thể được. Cũng giống như nằm mộng, mộng là giả, thời gian nằm mộng ngắn, lúc tỉnh bèn biết mộng là giả.

Nếu trong mộng, quư vị nhận biết ḿnh đang mộng, th́ trong mộng quư vị sẽ có thể tận hưởng hết mức. Trong mộng được vàng, quư vị chẳng sanh hoan hỷ; quư vị biết đó là giả. Trong mộng thấy cọp ăn quư vị, quư vị cũng rất khảng khái, phát tâm từ bi đem thân nuôi nó, bởi quư vị hiểu đấy là giả, chính ḿnh không có chết, chỉ là du hư thần thông. Cuộc sống hiện tại của chúng ta thật sự là mộng cảnh, thời gian dài hơn một chút đó thôi, sao quư vị c̣n chưa biết ḿnh đang nằm mộng? Nếu quư vị giác ngộ thế gian giống như mộng cảnh, đối với danh văn, lợi dưỡng, ngũ dục, lục trần thế gian, quư vị cũng có thể tận t́nh hưởng thọ, nhưng trọn chẳng có ư niệm chấp trước.

Trong thế gian này, hết thảy vạn vật, chúng ta có quyền sử dụng, nhưng chẳng có quyền sở hữu. Chẳng có một thứ ǵ là sở hữu của quư vị cả! Nếu nói có sở hữu th́ chỉ là một ư niệm hư vọng, lầm lạc; ngay đến thân thể c̣n chẳng sở hữu được, huống ǵ vật ngoài thân? V́ quyền sở hữu mà tranh giành đến đầu rơi máu chảy, một ngày từ sáng đến tối tạo phiền năo, thật chẳng đáng ǵ! Lầm lạc quá lớn, đó gọi là mê hoặc điên đảo. Nếu dẹp được cái tâm được - mất là dẹp được tám mươi phần trăm phiền năo. Dẹp được tám mươi phần trăm phiền năo th́ tội nghiệp cũng tiêu trừ quá nửa.

Chẳng phải là con người đến chết mới biết “mọi sự là không”, thật ra, mỗi ngày chúng ta đều chết một lần. Lúc quư vị ngủ, chẳng giống như đă chết rồi sao? Lúc ngủ say, c̣n cái ǵ là quư vị? Những thứ quư vị sở hữu đâu cả rồi? Một khi quư vị đă mộng say rồi, quư vị hoàn toàn ly khai thế giới hiện thực này. Thế giới này chẳng có một thứ là quư vị cả. Quư vị phải thường suy nghĩ đạo lư này th́ mới có thể chân chánh lănh hội sự giải thoát như huyễn của Bồ Tát: Ngài thọ dụng hết thảy đại tự tại, Ngài tuyệt đối chẳng chiếm hữu cái ǵ, ngay cả thân thể của chính Ngài. Thân thể cũng chẳng phải là ḿnh th́ cái ǵ là ḿnh vậy? Tận hư không khắp pháp giới chẳng có một pháp nào chẳng là ḿnh cả!

Nếu một ngày nào đó, quư vị nhận ra ḿnh đang nằm mộng, tất cả cảnh giới trong mộng đúng hay sai đều là chính ḿnh cả thôi! Mộng do tâm chính ḿnh biến ra, vậy th́ trong mộng cảnh chẳng có pháp nào chẳng phải là ḿnh. Trong mộng có ḿnh, có người khác, có sơn hà đại địa, không ǵ chẳng phải là ḿnh. Toàn tâm tức mộng, toàn mộng tức là tâm. Tâm là Thể, là Năng Biến, mộng cảnh là Sở Biến, là tướng phần, là hiện tượng.

Phật pháp nói: “Toàn vọng tức là chân, toàn chân tức là vọng”. Nói Chân là nói về Tâm. Tâm Năng Biến là chân, mộng cảnh Sở Biến là vọng. Chân - vọng chẳng hai, chân - vọng nhất như. Nhập cảnh giới này th́ gọi là chứng đắc Pháp Thân thanh tịnh. Một pháp là vạn pháp, vạn pháp chính là tự ḿnh. Bởi vậy, đạt đến nhất niệm nhất tâm (Lư Nhất Tâm Bất Loạn) th́ tận hư không khắp pháp giới chỉ là chính ḿnh mà thôi, đó là Pháp Thân, Pháp Thân chẳng sanh chẳng diệt.

Mỗi một cá nhân chúng ta đều có Pháp Thân, tiếc là ta mê mất Pháp Thân. Người ngộ là ngộ Pháp Thân, người mê là mê Pháp Thân, mê ngộ chẳng hai. Mê là mê điều này, mà ngộ cũng là ngộ điều này. Lúc mê, cái chi cũng chẳng ít, lúc ngộ cái ǵ cũng chẳng nhiều, chẳng tăng giảm chút nào, mê - ngộ bất nhị. Kinh Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm chỉ giảng một sự việc này; nhập cảnh giới này được đại tự tại. Giải thoát là tự tại.

“Oai lực”: Oai là oai đức, mà cũng là năng lực. năng lực chẳng thể nghĩ bàn, quư vị có năng lực đến nỗi trong vũ trụ vạn hữu chẳng có một sự nào quư vị chẳng làm được. Năng lực ấy là đức năng của tự tánh. Chẳng hạn như: Người sanh về Tây Phương Cực Lạc thế giới, ăn mặc tự nhiên, nghĩ muốn ăn thứ ǵ, thứ đó liền biến hiện ra ngay trước mặt. Đó là oai lực. Nh́n thấy liền no, những thứ ấy tự động biến mất. Khoa học gia giải thích đạo lư này như sau: Đó là sự chuyển biến giữa năng lượng và vật chất. Khoa học gia hiểu được lư luận, nhưng chẳng biết cách biến như thế nào.

Đức Phật dạy chúng ta: Nhất tâm là Năng Biến. Hiện thời chúng ta dùng vọng tâm nên chẳng biến được, hễ nhất tâm bèn khôi phục được năng lực ấy. Bây giờ đến nơi xa xôi chúng ta phải ngồi máy bay, phải mất mấy tiếng đồng hồ mới đến nơi. Nếu dùng nhất niệm th́ tận hư không, trọn pháp giới, chẳng cần phải dựa vào bất cứ máy móc nào, trong khoảng một niệm liền đến ngay. Ở chỗ này chẳng thấy thân thể, ở chỗ kia thân thể hiện hữu, thật quá nhiệm mầu, tốc độ vượt xa tốc độ ánh sáng. Đó chính là oai lực.

 

1.10.9. Nguyện thừa sự

      Chánh kinh:

      Ư nhất mao đoan cực vi trung,

      Xuất hiện tam thế trang nghiêm sát,

      Thập phương trần sát chư mao đoan,

      Ngă giai thâm nhập nhi nghiêm tịnh,

      Sở hữu vị lai Chiếu Thế Đăng,

      Thành đạo chuyển pháp ngộ quần hữu,

      Cứu cánh Phật sự thị Niết Bàn,

      Ngă giai văng nghệ nhi thân cận.

      (Trong một cực vi đầu sợi lông,

      Xuất hiện ba đời cơi trang nghiêm,

      Mười phương đầu lông trần số cơi,

      Tôi đều thâm nhập để nghiêm tịnh,

      Tất cả Đấng Soi Đời vị lai,

      Thành đạo chuyển pháp giác quần sanh,

      Phật sự rốt ráo hiện Niết Bàn,

      Tôi đều đi đến ḥng thân cận)

 

      Bài tụng này nói về nguyện Thừa Sự, tức là thân cận chư Phật Như Lai, hoặc có thể hiểu là thân cận hết thảy thiện tri thức cũng được. Bài kệ thứ nhất hoàn toàn nói về cảnh giới.

“Trong một cực vi đầu sợi lông”: rất ư là nhỏ bé. Vi trần đă rất nhỏ, cực vi so với vi trần càng nhỏ hơn nữa, gọi là “lâm hư trần”, không có ǵ nhỏ bằng. Đem vi trần chẻ ra th́ gọi là “sắc tụ vi”, sắc tụ vi lại chia nhỏ ra gọi là cực vi vi. “Vi” nói ở đây là cực vi vi, gần với hư không (quá nhỏ, hầu như không có ǵ), chẳng thể chia nhỏ hơn nữa. Chia nhỏ ra là không có ǵ hết, biến thành hư không.

Trong cực vi lại: “Xuất hiện ba đời cơi trang nghiêm” (xuất hiện tam thế trang nghiêm sát): Sát là sát-độ (ksetu), tức tam thiên đại thiên thế giới, là khu vực giáo hóa của một đức Phật. Tam thiên đại thiên thế giới thanh tịnh trang nghiêm nằm trong một cực vi vi. Vi trần “cực vi vi” chẳng phóng đại, tam thiên đại thiên thế giới chẳng rút nhỏ, lớn - nhỏ chẳng hai. Đó là cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn, là cảnh giới hiện lượng của Phật, chẳng thể dùng lư luận để suy lường được nổi.

“Mười phương đầu lông trần số cơi”: Trong mười phương có vô lượng vô biên các cực vi trần nơi những đầu sợi lông như thế, trong mỗi một cực vi nơi đầu một sợi lông ấy, các cơi Phật ba đời được hiện ra đương nhiên là vô lượng vô biên.

“Tôi đều thâm nhập để nghiêm tịnh”: Phổ Hiền Bồ Tát nói Ngài đều có thể thâm nhập [những cơi ấy], đều có thể tham dự vào việc trang nghiêm các cơi Phật. Tịnh độ của mỗi một đức Phật, Ngài đều đến được, không sót một cơi nào. Những điều đó đều từ nhất tâm hiển hiện. Nhất tâm là quư báu, hết thảy của cải thế gian đều là giả, nhất tâm mới là của báu chân chánh, hăy nên tu nhất tâm.

“Tất cả Đấng Soi Đời vị lai”: Chiếu Thế Đăng là biệt hiệu của Phật.

      “Thành đạo chuyển pháp giác quần sanh”: Chư Phật sau khi thị hiện thành Phật, nhất định chuyển pháp luân giáo hóa chúng sanh. Mục đích của việc giáo hóa là giác ngộ quần hữu. Chữ “hữu” chỉ chúng sanh. Có nghiệp nhân Dục Giới bèn thọ sanh trong Dục Giới. Có nghiệp nhân Sắc Giới bèn thọ sanh trong Sắc Giới. Phật thuyết pháp khiến cho ba cơi sáu đường hết thảy chúng sanh khai ngộ.

      “Phật sự rốt ráo hiện Niết Bàn”: Phật sự là sự nghiệp giáo hóa chúng sanh; rốt ráo là viên măn. Giáo hóa viên măn rồi, tối hậu bèn thị hiện nhập Niết Bàn. Thích Ca Mâu Ni Phật trụ thế tám mươi năm, những chúng sanh căn cơ chín muồi được độ không c̣n sót một ai, đă độ hết cả rồi. Dẫu Phật chẳng tại thế, cứ tu học đúng theo kinh điển Phật cũng được thành tựu giống như thế. Tín nguyện trọn vẹn trăm phần trăm là kẻ “căn cơ chín muồi”.

Sau khi Phật diệt độ, pháp môn thật sự có thể tiếp dẫn kẻ căn cơ thuần thục chỉ có mỗi ḿnh pháp môn Tịnh Độ. Đối với pháp môn Tịnh Độ tin tưởng sâu xa chẳng nghi ngờ, phát nguyện cầu sanh, không ai không sanh về. Chỉ cần văng sanh Tây Phương Cực Lạc thế giới bèn được độ thoát, chẳng khác ǵ thành tựu của hàng đệ tử được Phật Thích Ca Mâu Ni độ khi Ngài c̣n tại thế, thậm chí c̣n thù thắng hơn. Tướng căn cơ chín muồi là: chẳng xen tạp, chẳng gián đoạn. Nếu tu hành tin tưởng sâu, nguyện thiết tha, chẳng gián đoạn, chẳng xen tạp, người ấy là căn tánh thượng thượng, trong ṿng ba năm nhất định có thành tựu lớn.

      “Tôi đều đi đến ḥng thân cận” là câu nói tổng kết. Phổ Hiền Bồ Tát thân cận thừa sự chư Phật Như Lai, chẳng bỏ sót một vị Phật nào.

 

1.10.10. Nguyện thành Chánh Giác

      Chánh kinh:

      Tốc tật châu biến thần thông lực,

      Phổ môn biến nhập Đại Thừa lực,

      Trí hạnh phổ tu công đức lực,

      Oai thần phổ phú đại từ lực,

      Biến tịnh trang nghiêm thắng phước lực,

      Vô trước vô y trí huệ lực,

      Định huệ phương tiện oai thần lực,

      Phổ năng tích tập Bồ Đề lực,

      Thanh tịnh nhất thiết thiện nghiệp lực,

      Tồi diệt nhất thiết phiền năo lực,

      Hàng phục nhất thiết chư ma lực,

      Viên măn Phổ Hiền chư hạnh lực.

(Sức thần thông trọn khắp mau chóng,

Sức phổ môn nhập khắp Đại Thừa,

Sức trí hạnh tu mọi công đức,

Sức đại từ oai thần che khắp,

Sức trang nghiêm khắp tịnh thắng phước,

Sức trí huệ không vướng, không nương,

Sức định huệ phương tiện oai thần,

Sức tích tập Bồ Đề rộng khắp,

Sức thanh tịnh hết thảy thiện nghiệp,

Sức dẹp tan hết thảy phiền năo,

Sức hàng phục hết thảy các ma,

Sức viên măn các hạnh Phổ Hiền)

 

Bài tụng nói về nguyện thành Chánh Giác. Kinh văn nêu lên mười hai sức, chín loại đầu nói về nghiệp dụng, ba loại sau nói về “kết nhân thành quả”. Nghiệp là sự nghiệp, hành động, hoạt động. Trong hết thảy hoạt động đều được đại tự tại.

Thứ nhất, Ngài có “sức thần thông trọn khắp mau chóng”: “Tốc tật” là mau chóng. Các cơi Phật trong mười phương, Ngài vừa nghĩ đến liền đến, c̣n có thể trở về quá khứ, đi đến vị lai, mười phương ba đời thông đạt vô ngại, cứ nghĩ đến bèn đến được, đủ thấy sức hoạt động của Ngài thật chẳng thể nghĩ bàn. Nhất niệm nhất tâm chẳng có chướng ngại, tam tâm nhị ư bèn có chướng ngại.

“Sức phổ môn nhập khắp Đại Thừa”: Giảng về pháp môn. Pháp môn vô lượng vô biên, bởi thế gọi là “phổ môn”. Vô lượng vô biên pháp môn Ngài đều có thể thông đạt. Vô lượng pháp môn đều lưu xuất từ nhất tâm. Bây giờ, chúng ta từ bất cứ pháp môn nào mà nhập, hễ nhập được th́ cái mà ta chứng đắc chính là nhất tâm; bởi thế mới nói: “Thông một môn, hết thảy môn đều thông” (thông đạt). Môn nào cũng thông với nhất tâm, nhất chân, bởi thế gọi là “bất nhị pháp môn”. Mở ra nhiều môn như thế là v́ phương tiện tiếp dẫn. Phật đại từ đại bi chẳng ép buộc quư vị học một môn nào, nếu miễn cưỡng học, sẽ học chẳng giỏi. Vô lượng pháp môn khiến cho mỗi cá nhân tu học đều sung sướng, thoải mái. Nếu thấy học Phật rất khổ th́ phải phản tỉnh, nhất định là ḿnh đă đi theo con đường chưa đúng.

“Sức trí hạnh tu mọi công đức”: Tu hành nhất định phải dựa vào trí huệ. Trí hạnh là Bát Nhă Ba La Mật, nếu hành vi ba nghiệp thân - khẩu - ư là hành vi mê lầm th́ phải sửa đổi, giác chứ không mê th́ gọi là “trí hạnh”. Hết thảy hành vi đều chiếu theo lư trí, chẳng bị mê hoặc, gọi là “phổ tu” (tu khắp cả). Có vậy mới thành tựu công đức. Công đức chỉ định huệ. Định là tâm thanh tịnh, tức là nhất tâm. Huệ là điều ǵ cũng đều hiểu rơ.

“Sức đại từ oai thần che khắp”: Đặt nặng từ bi, phải dùng tâm đại từ bi đối đăi hết thảy chúng sanh. Trông thấy người ác, hay nói tổng quát là thấy những chuyện trái mắt, đó đều là những cảnh giới dạy ta tu tâm đại từ bi. Nếu trong những hoàn cảnh ấy, quư vị tu thành tựu tâm đại từ bi th́ kẻ ác trở thành thiện tri thức của quư vị, là Bồ Tát. Không có họ, quư vị chẳng thể tu thành tâm từ bi.

“Biến tịnh trang nghiêm thắng phước lực” (sức trang nghiêm khắp tịnh thắng phước): Phước báo lớn nhất, thù thắng nhất là thân tâm thanh tịnh. Tâm địa thanh tịnh mới là sự hưởng thọ chí cao vô thượng. “Biến tịnh”: thân thanh tịnh, tâm thanh tịnh, hết thảy cảnh giới thanh tịnh, chẳng có một pháp nào không thanh tịnh, chẳng có một chỗ nào không thanh tịnh.

“Sức trí huệ không vướng, không nương”: Tự hành, dạy người đều phải không vướng mắc, dựa dẫm th́ mới có thể thành tựu trí huệ viên măn. Tự ḿnh tu hành tâm thanh tịnh, giáo hóa chúng sanh tâm địa thanh tịnh, quyết định chẳng chấp trước. Tam Quy Y là quy y Giác - Chánh - Tịnh nơi tự tánh.

“Sức định huệ phương tiện oai thần”: Câu này thiên trọng vấn đề giáo hóa chúng sanh. Không có định huệ th́ phương tiện trở thành có vấn đề. Nhà Phật thường nói: “Từ bi lắm họa hại, phương tiện thành hạ lưu”. Phải có định và huệ th́ Phật mới có thể nhiếp thọ hết thảy chúng sanh. Định huệ khởi tác dụng chính là phương tiện từ bi. “Sức oai thần”: Oai là chữ để h́nh dung, Thần là chẳng thể nghĩ bàn, chỉ phương pháp giáo học. Thân giáo, ngôn giáo, pháp phương tiện chẳng thể nghĩ bàn.

“Sức tích tập Bồ Đề rộng khắp” (Phổ năng tích tập Bồ Đề lực): Phổ là phổ biến, tùy thời tùy chỗ tu tập vô thượng Bồ Đề.

“Sức hàng phục hết thảy các ma” (3)

a) Ngũ Ấm Ma: là bản thân chúng ta. Thân thể ta do ngũ ấm, tứ đại tụ tập thành. Hàng phục được Ngũ Ấm Ma th́ sanh tử tự tại.

b) Phiền Năo Ma: Dẹp yên được ma phiền năo th́ xa ĺa được bệnh khổ nơi thân tâm.

c) Tử Ma.

d) Thiên ma: Là oán thân trái chủ từ vô thỉ kiếp đến nay. Quư vị muốn vượt thoát tam giới, chúng bèn đến quấy rối. Lúc lâm chung thấy thân quyến đă chết của ḿnh, thật ra là oán gia trái chủ biến hiện thành thân quyến, người nhà của ḿnh đến lôi kéo người chết đi theo để trả thù. Lúc lâm chung bệnh ngặt nghèo cho thấy ḿnh chưa hàng phục được ma. Người niệm Phật công phu giỏi, biết trước lúc chết, không bệnh mà mất. Phải dùng cái tâm thanh tịnh để hàng phục ma. Tâm thanh tịnh ma chẳng dám quấy quư vị.

“Sức viên măn các hạnh Phổ Hiền”: Nhân hạnh thù thắng của Phổ Hiền đều tu được, Phổ Hiền hạnh vô lượng vô biên, vậy th́ phải một ngày hay một kiếp mới có thể tu được viên măn? Niệm và kiếp viên dung, một niệm cũng như vô lượng kiếp, vô lượng kiếp cũng như một niệm. Tâm thanh tịnh bèn tu viên măn, tâm chẳng thanh tịnh bèn tu vô lượng kiếp.

 

      Chánh kinh:

      Phổ năng nghiêm tịnh chư sát hải,

      Giải thoát nhất thiết chúng sanh hải,

      Thiện năng phân biệt chư pháp hải,

      Năng thậm thâm nhập trí huệ hải,

      Phổ năng thanh tịnh chư hạnh hải,

      Viên măn nhất thiết chư nguyện hải,

      Thân cận cúng dường chư Phật hải,

      Tu hành vô quyện kinh kiếp hải,

      Tam thế nhất thiết chư Như Lai,

      Tối thắng Bồ Đề chư hạnh nguyện,

      Ngă giai cúng dường viên măn tu,

      Dĩ Phổ Hiền hạnh ngộ Bồ Đề.

(Nghiêm tịnh trọn khắp các biển cơi,

Giải thoát hết thảy biển chúng sanh,

Khéo hay phân biệt các biển pháp,

Thâm nhập biển trí huệ rất sâu,

Thanh tịnh trọn khắp các biển hạnh,

Viên măn hết thảy các biển nguyện,

Thân cận cúng dường các biển Phật,

Tu hành không mệt trải biển kiếp,

Ba đời hết thảy các Như Lai,

Các hạnh nguyện Bồ Đề tối thắng,

Tôi đều cúng dường, tu viên măn,

Dùng Phổ Hiền hạnh ngộ Bồ Đề)

 

Ba bài kệ này tổng kết mười khoa mục nhỏ trong phần “phổ giai hồi hướng”. Chữ “hải” biểu thị rộng sâu chẳng có ngằn mé. Phổ Hiền hạnh nguyện phải dùng tâm thanh tịnh mà tu, dùng cái tâm chân thành mà tu. Chân thành, thanh tịnh chẳng có chướng ngại, chẳng có phân biệt, chẳng có chấp trước; bởi thế tâm lượng rộng sâu vô biên. Dùng tâm như thế để tu hành th́ bất cứ hạnh nào cũng đều tương ứng tự tánh, bởi thế hạnh nào cũng sâu rộng không ngằn mé.

“Nghiêm tịnh trọn khắp các biển cơi”: Nghiêm là trang nghiêm, Tịnh là thanh tịnh. “Chư sát” là các cơi nước Phật. Câu này ư nói trang nghiêm cơi Phật. Các cơi Phật vô lượng vô biên, bởi thế dùng chữ “hải” để làm tỷ dụ h́nh dung. Câu này mang ư nghĩa rất sâu, rất rộng. Trong một lỗ chân lông có vô lượng vô biên các cơi nước Phật; mỗi một lỗ chân lông đều giống như thế. Đó là “đại tiểu tương dung” (lớn nhỏ chứa đựng lẫn nhau), “đại tiểu vô ngại”. Đại thế giới trang nghiêm và tiểu thế giới trang nghiêm chỉ là một việc. Có thể trang nghiêm tiểu thế giới sẽ có thể trang nghiêm đại thế giới; trang nghiêm được đại thế giới nhất định trang nghiêm được tiểu thế giới.

Đại thế giới và tiểu thế giới cái nào khó, cái nào dễ? Thưa cùng quư vị, không có khó dễ ǵ cả! Nếu đại thế giới là khó, tiểu thế giới là dễ, tức là có sai biệt, làm sao b́nh đẳng được? Xứng tánh chẳng có sai biệt. V́ thế nói “hết thảy vạn pháp b́nh đẳng nhất vị”. Sát (cơi nước) là hoàn cảnh sanh sống của chúng ta. Lớn th́ cũng là hoàn cảnh sanh sống, mà nhỏ th́ cũng là hoàn cảnh sanh sống. Phải từ đây mà hiểu câu này th́ mới được thọ dụng.

Hoàn cảnh sanh sống phải tính từ tấm áo lót ḿnh của chúng ta trở đi. Áo lót ḿnh thuộc hoàn cảnh sanh sống. Những ǵ ngoài thân thể ra đều là hoàn cảnh sanh sống cả. Trang nghiêm cơi Phật phải bắt đầu từ hoàn cảnh sanh sống. Hoàn cảnh sanh sống của chúng ta chưa tốt làm sao trang nghiêm cơi Phật cho được? Y phục là hoàn cảnh sanh sống của chúng ta; mặc áo th́ y phục phải sạch sẽ, tề chỉnh, thay giặt quần áo cho sạch sẽ, khô ráo, xếp gọn ghẽ cất vào tủ, đó là trang nghiêm. Ăn cơm, lau bàn cho sạch, chớ để dính dầu mỡ, tro bụi; bát đĩa phải rửa sạch, úp ngay ngắn. Đối người, đối sự, đối vật, chẳng những tâm phải thanh tịnh, mà c̣n phải chân thành. Với sự cũng phải làm cho đến thật viên măn. Chẳng tận tâm tận lực làm là tâm ta chẳng thành, chẳng kính.

Bồ Tát nói Ngài có năng lực trang nghiêm khắp các biển cơi, chúng ta phải học theo. Trong sanh hoạt, mọi sự mọi vật phải cẩn thận lưu ư, điều ǵ cũng rất viên măn là đă thực hiện được việc trang nghiêm cơi Phật vậy. Kinh Hoa Nghiêm dạy rất rơ: “Một là hết thảy, hết thảy tức là một”. Trong cuộc sống, ta đạt được thanh tịnh trang nghiêm th́ mười phương các cơi Phật đương nhiên thanh tịnh trang nghiêm. Nói từ căn bản th́ trang nghiêm chỉ là cái tâm thanh tịnh. Tâm tịnh, thân bèn thanh tịnh. Thân tâm thanh tịnh, lẽ nào hoàn cảnh sống của chúng ta chẳng thanh tịnh? Tự nhiên nó phải thanh tịnh theo. Đối người, đối vật đều thanh tịnh. Đó là “phổ năng” (khắp có thể), chúng ta phải nên tu học. Học Phật là học ở chỗ này.

“Giải thoát hết thảy biển chúng sanh”: Hết thảy chúng sanh, đặc biệt là phàm phu lục đạo, cuộc sống chẳng tự tại, quư vị phải giúp họ được giải thoát. V́ sao họ chẳng được tự tại? Là v́ có rất nhiều ràng buộc, giống như bị dây rợ chằng trói, chẳng cử động được, chẳng tự do. Cái ǵ ràng buộc vậy? Phiền năo, vọng tưởng, phân biệt, chấp trước, ưu lự, vướng víu… đều là dây trói. Những dây trói đó đều do mê mất tự tánh mà sanh khởi. Bồ Tát là người đă chân chánh giác ngộ, bởi thế phải giúp những chúng sanh ấy khai ngộ.

Trước hết, phải hiểu v́ sao chúng sanh chẳng khai ngộ? Giống như thầy thuốc chữa bệnh, trước hết phải t́m ra gốc bệnh. Trong kinh Hoa Nghiêm, đức Thế Tôn đă nêu ra cái gốc bệnh, Ngài giảng rất minh bạch. Đức Phật nói: “Hết thảy chúng sanh đều có trí huệ, đức tướng của Như Lai, đều v́ vọng tưởng, chấp trước, mà chẳng thể chứng đắc”. Nói cách khác, mỗi một cá nhân đều là Phật. Đức Phật có trí huệ nhiều và lớn, mỗi cá nhân chúng ta ai nấy đều có.

Đức tướng là thân tướng khỏe mạnh nhất, viên măn nhất, chúng ta ai nấy đều có, toàn là thân kim cang bất hoại cả! Có những đồng tu thân thể hư nhược, tinh thần chẳng phấn chấn, quanh năm bệnh tật, gốc bệnh là do vọng tưởng, chấp trước. Bỏ được vọng tưởng, chấp trước, trí huệ bèn khôi phục, sức khỏe khôi phục, vô lượng công đức nơi tự tánh, vô lượng đức năng thảy đều khôi phục hết. Phật pháp chỉ là dạy chúng ta đoạn trừ vọng tưởng, chấp trước mà thôi.

Bồ Tát giúp hết thảy chúng sanh được đại tự tại như thế nào? Phải dẹp trừ gốc bệnh của chúng sanh, dạy chúng sanh hiểu rơ t́nh trạng sự thật. Vọng tưởng, chấp trước do chính ḿnh khởi th́ phải do chính ḿnh đoạn. Chúng ta chẳng biết gốc bệnh là vọng tưởng, chấp trước; Phật, Bồ Tát một lời vạch trần, đấy là các ngài gia tŕ chúng ta, giúp đỡ chúng ta. Từ nay trở đi, chúng ta dẹp được vọng tưởng là thành công. Vọng chẳng phải là chân, phàm là có tưởng đều là vọng, chân tâm chẳng có tưởng.

Ngày ngày niệm A Di Đà Phật th́ câu Phật hiệu này là chân hay là vọng? Ở đây, tôi thưa thật cùng quư vị, chỉ có một câu Phật hiệu này chẳng vọng; v́ nếu vọng tưởng những cái khác, quư vị phải luân hồi lục đạo. Lục đạo luân hồi lẫn mười pháp giới đều chẳng phải là chân, Nhất Chân Pháp Giới mới là chân. Thế giới Cực Lạc của Phật A Di Đà là Nhất Chân Pháp Giới.

Chúng ta nghĩ đến Phật A Di Đà, niệm Phật A Di Đà, tuyệt đối chẳng phải là khởi vọng tưởng; ngoài ra tất thảy đều là vọng tưởng. Tự ḿnh đắc độ, từ nay trở đi chẳng khởi vọng tưởng. Quá khứ đă qua rồi, chẳng cần phải nghĩ đến nữa, hệt như một giấc mộng. Vị lai vẫn chưa tới, nghĩ đến để làm ǵ? Nói đến hiện tại th́ hiện tại đă chẳng có, đă qua mất rồi.

Kinh Kim Cang dạy: “Tâm quá khứ, tâm hiện tại, tâm vị lai, ba tâm bất khả đắc”. Nghĩ đến quá khứ, nghĩ đến hiện tại, nghĩ đến vị lai đều là vọng tưởng. Quá khứ, hiện tại, vị lai đều chẳng nghĩ đến, tự tại thay! Việc ǵ chẳng liên quan đến cuộc sống của ḿnh, ta chẳng cần biết đến. Chẳng phải là nhân vật ta phải nhận biết, ta chẳng cần biết đến, tâm bèn thanh tịnh. Cổ nhân nói: “Càng biết nhiều việc, phiền năo càng lắm”.

Tôi khuyên các đồng tu: chẳng cần phải xem truyền h́nh, đừng nghe radio, chớ xem báo chí. Nghe kinh là để đoạn nghi sanh tín, tín tâm thanh tịnh bèn sanh Thật Tướng. Dùng tín tâm thanh tịnh chấp tŕ danh hiệu bèn có thể giúp cho hết thảy chúng sanh phá mê khai ngộ, ĺa khổ được vui. Nói chung, phải nhận thức rơ ràng chính ḿnh và hoàn cảnh sanh sống của chính ḿnh, ngàn kinh muôn luận chỉ nói một chuyện này, đó chính là luận đề trung tâm của Phật pháp vậy.

“Khéo hay phân biệt các biển pháp”: Pháp là hết thảy pháp. Trong hết thảy pháp, có pháp chân thật, có pháp sai biệt; chân thật là Thể. Phật nói vạn pháp đều không, nói Không là nói về Thể, đó là chân thật. Hết thảy vạn pháp đều chẳng phải thật tồn tại. Kinh Kim Cang nói: “Phàm những ǵ có tướng đều là hư vọng… Hết thảy pháp hữu vi, như mộng, huyễn, bọt, bóng” đều là nói về thể tánh của các pháp. Đó là chỗ giống nhau. Nếu từ Tướng và tác dụng của hết thảy pháp mà nói th́ có sai biệt.

Trong vũ trụ, vạn pháp sai biệt vô lượng, vô biên, có nhiễm - tịnh, chân - vọng, tà - chánh, thị - phi, thiện - ác, quư vị phải có năng lực phân biệt. Chỉ có giáo dục mới có thể làm cho quảng đại chúng sanh phân biệt các pháp sai biệt là đúng hay sai, thiện hay ác, lợi hay hại. Phân biệt được thiện - ác, nhất định có thể đoạn ác tu thiện; phân biệt được lợi - hại, tự nhiên sẽ hướng đến cái tốt, tránh cái xấu. Chẳng nhận thức pháp sai biệt, sẽ thường coi xấu là tốt, coi ác là lành, lúc quả báo hiện tiền, có hối chẳng kịp nữa. Người niệm Phật nhiều, người văng sanh ít là do chính ḿnh tạo nghiệp chướng mà thôi. V́ sao tạo nghiệp? V́ chẳng hiểu rơ sự tướng chân thật. Bởi thế, chúng ta phải thường coi trọng giáo dục.

“Thâm nhập biển trí huệ rất sâu”: Mục đích của việc thọ tŕ Phật pháp là khai trí huệ, nhưng trí huệ vốn sẵn có, chứ chẳng phải từ bên ngoài đưa đến. Đọc nhuần kinh điển, đọc nhuần cổ văn, tu Căn Bản Trí là bước khởi đầu để “thâm nhập biển trí huệ rất sâu”; từ Vô Lượng Thọ kinh, Tứ Thư, Ngũ Kinh mà khởi sự. Chỉ có khôi phục nền giáo học Khổng Mạnh và Đại Thừa, chúng ta mới đạt được hạnh phúc chân chánh. Lợi ích công đức thù thắng nói đến trong kinh Phật chúng ta có thể đạt được, dẫu chẳng đạt được viên măn, nhưng nhất định đạt được ít phần. Gia đ́nh mỹ măn, sự nghiệp thành công, đều nhờ những sách giáo khoa ấy.

“Thanh tịnh trọn khắp các biển hạnh”: Có thể phân biệt tà - chánh, thị - phi, có thể thành tựu trí huệ chân thật rồi th́ sau đấy tự nhiên quư vị có năng lực thanh tịnh ba nghiệp thân - khẩu - ư. Tâm thanh tịnh: tư tưởng, kiến giải thanh tịnh, chẳng bị nhiễm ô, chẳng bị cảnh giới bên ngoài lay động. Ngữ thanh tịnh: nói năng câu nào, chữ nào cũng đều lợi ích chúng sanh, đều là dẫn dụ, chỉ dạy chúng sanh hướng thiện, dẫn dụ chúng sanh chứng chân; hành vi nhất định là gương mẫu cho thế gian. Đấy là thanh tịnh trọn khắp các biển hạnh; có vậy rồi th́ nguyện vọng của chúng ta mới ḥng đạt được viên măn.

“Viên măn hết thảy các biển nguyện”: Bốn hoằng thệ nguyện: Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ, phiền năo vô tận thệ nguyện đoạn, pháp môn vô lượng thệ nguyện học, Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành. Mười đại nguyện Phổ Hiền, bốn mươi tám nguyện A Di Đà, chúng ta muốn chân chánh tu hành th́ cũng có thể viên măn những nguyện đó; huống chi những sở nguyện sở cầu thế gian, trọn chẳng hư uổng. Trong nhà Phật, hữu cầu tất ứng, nhất định nguyện vọng sẽ được thỏa măn. Cầu nguyện chẳng thể măn nguyện ắt phải là do có chướng ngại. Trừ được chướng ngại rồi, có nguyện ắt thành, chuyện ǵ cũng xứng tâm vừa ư.

“Thân cận cúng dường các biển Phật”: Đây cũng như nói muốn chân thật tu hành th́ phải nỗ lực đem những tập khí xấu, những hành vi chẳng tốt trong cuộc sống sửa đổi cho đúng, đó gọi là “tu hành”. Muốn sửa đổi cho đúng th́ phải bắt đầu từ việc thân cận thiện hữu. Gần son th́ đỏ, gần mực th́ đen. Phổ Hiền Bồ Tát dạy chúng ta thân cận chư Phật (thiện tri thức) th́ mới chẳng bắt chước cái xấu, đạo nghiệp quyết định thành tựu. Ngài dạy chúng ta cúng dường chư Phật, cúng dường chân chánh là y giáo phụng hành, thầy chỉ dạy sao phải nỗ lực làm như thế. Thân cận một vị giáo sư tốt chỉ đường, thân cận bạn lành thiết tha chính là mấu chốt cho việc tu hành thành công trong một đời.

“Tu hành không mệt trải biển kiếp”: Đây là Tinh Tấn. Phát tâm dài lâu, tâm thường hằng, tâm nghị lực, vĩnh viễn chẳng lùi, dũng mănh tinh tấn, chớ sợ người khác phỉ báng. Chúng ta tu học là nhằm viên măn thành tựu đạo nghiệp, là chân thật cống hiến cho hết thảy chúng sanh. Sự cống hiến ấy chẳng cần người khác biết, cũng chẳng cần ai tán thán. Người khác phỉ báng, lăng nhục, chửi rủa quư vị th́ phải gấp cảm ơn, bởi lẽ nghiệp chướng được họ tiêu trừ giùm.

Phổ Hiền dạy cho chúng ta tấm gương như sau: Khi chưa thành Phật, tu hành trải vô lượng kiếp, thành Phật rồi, lại lui xuống làm Bồ Tát, lại phải tu hành, lại phải khởi sự từ đầu, thật là phi thường! Chẳng cần biết là trước khi thành Phật hay đă thành Phật rồi, Ngài tu hành vĩnh viễn chẳng gián đoạn. Hiện tại chúng ta tu hành v́ chính ḿnh, các Bồ Tát tu hành v́ chúng sanh. Ở đây, Phổ Hiền Bồ Tát thị hiện, cũng là tŕ giới niệm Phật, cầu sanh Tịnh Độ, nêu gương tốt cho chúng ta.

“Ba đời hết thảy các Như Lai”: Ư nghĩa trọng yếu trong bài kệ này là ba người cùng đi, ắt có người là thầy ta, đó cũng chính là điều Thiện Tài đă hiển thị trong kinh này: Hết thảy chúng sanh đều là thiện tri thức của chúng ta, hết thảy chúng sanh trong hết thảy thời, hết thảy chỗ đều là “học xứ” (nơi để chúng ta học tập). Tam thế chư Phật: Quá khứ chư Phật và hiện tại chư Phật đều đă thành Phật, vị lai chư Phật là hết thảy chúng sanh, c̣n chưa thành Phật. Tất cả hết thảy chúng sanh đều là vị lai Phật. Trọng điểm của câu này là vị lai Phật. Hết thảy chúng sanh c̣n chưa thành Phật, có kẻ ác, có người lành, đều là học xứ của chúng ta cả. Quá khứ Phật, hiện tại Phật, trong kinh điển đức Thế Tôn đă giới thiệu, đă trần thuật những giáo huấn của hết thảy chư Phật đối với chúng sanh, chúng ta đọc đến th́ phải như thuyết tu hành.

Hiện tại hết thảy đại chúng (vị lai Phật), thiện tâm, thiện nguyện, thiện hạnh của họ, ta trông thấy, nghe thấy phải sanh tâm hoan hỷ, khởi tâm cung kính, muốn học theo. Nếu chúng ta không có những thiện hạnh th́ phải học theo. Những thiện nhân ấy là thiện tri thức của chúng ta. Gặp phải kẻ ác khởi ác tâm ác niệm, tạo tác hết thảy tội nghiệp, chúng ta trông thấy, nghe thấy phải phản tỉnh, chúng ta có những lỗi ấy hay chăng? Nếu có, phải gấp sửa lỗi đổi mới. Những kẻ ác đó cũng là thầy ta (thiện tri thức). Chẳng có ai chẳng phải là thầy! Chẳng có ai chẳng phải là thiện tri thức, đều thời thời khắc khắc chỉ dạy, giúp đỡ chúng ta. Chỉ có ḿnh ta là học tṛ; trừ ta ra, ai nấy đều là thầy ḿnh hết. Bài kệ này chủ yếu dạy chúng ta đạo lư này.

“Các hạnh nguyện Bồ Đề tối thắng”: Tối thù thắng là quư vị biết học theo người thiện, chẳng học người ác. Gặp được người thiện phải học theo; gặp kẻ ác, phải phản tỉnh ḿnh có những điều ác như thế chăng, họ dạy chúng ta kiểm điểm tâm hạnh của chính ḿnh. Con người rất thường hay chẳng thấy lỗi ḿnh. Thấy lỗi người khác phải quay trở lại xét kỹ ḿnh có hay không có, phải t́m cho ra. T́m thấy lỗi ḿnh phải sửa đổi. Những kẻ đó là ân nhân của ta, không có họ chúng ta chẳng thể phát hiện lỗi lầm của ḿnh. Đấy là sự khai ngộ thù thắng. Tất cả hết thảy hạnh nguyện phải tu theo cách ấy.

“Tôi đều cúng dường, tu viên măn”: Đối với hết thảy chúng sanh, b́nh đẳng cúng dường, b́nh đẳng lễ kính, bồi dưỡng cái tâm thanh tịnh, tâm b́nh đẳng của chính ḿnh. Người lành, kẻ ác, chúng ta biết phải học theo ai; thuận cảnh, nghịch cảnh, cũng phải biết nên tu như thế nào. Thuận cảnh hay nghịch cảnh đều là cảnh giới tốt, người thiện lẫn kẻ ác đều là người tốt. Người tu học như thế nhất định viên măn thành Phật ngay trong một đời, bởi lẽ tất cả chướng ngại thảy đều chẳng có. Chướng ngại nằm trong tâm ḿnh, tự ḿnh tạo chướng ngại, cảnh giới bên ngoài thật sự chẳng có chướng ngại.

Chúng ta chẳng biết là tự ḿnh chướng ngại ḿnh, cứ sợ chướng ngại bên ngoài làm khó ḿnh, người này chướng ngại ta, việc nọ chướng ngại ta, hoàn cảnh kia chướng ngại ta, đâu đâu cũng đều là t́m pháp ngoài tâm, chẳng biết chướng ngại thật sự phát sanh từ trong tâm! Nội tâm thanh tịnh, chân thành, sẽ đột phá tất cả hết thảy chướng ngại bên ngoài; hết thảy chướng ngại đều biến thành trợ duyên, đều giúp cho quư vị, đều thành tựu quư vị.

Sáu bài kệ tiếp theo đây quy kết Văn Thù, Phổ Hiền, nguyện đồng nhị thánh.

 

2. Nguyện đồng nhị thánh

      Chánh kinh:  

      Nhất thiết Như Lai hữu trưởng tử,

      Bỉ danh hiệu viết Phổ Hiền tôn,

      Ngă kim hồi hướng chư thiện căn,

Nguyện chư trí hạnh tất đồng bỉ,

Nguyện thân khẩu ư hằng thanh tịnh,

Chư hạnh, sát độ diệc phục nhiên,

Như thị trí huệ hiệu Phổ Hiền,

Nguyện ngă dữ bỉ giai đồng đẳng.

(Hết thảy Như Lai có trưởng tử,

Danh hiệu Ngài là đức Phổ Hiền,

Tôi nay hồi hướng các căn lành,

Nguyện các trí hạnh đều giống Ngài,

Nguyện thân - khẩu - ư luôn thanh tịnh,

Các hạnh, cơi nước cũng giống thế.

Trí huệ như thế gọi Phổ Hiền,

Nguyện tôi cùng Ngài đều đồng đẳng)

 

Bài kệ này khuyên chúng ta lấy Phổ Hiền Bồ Tát làm gương, học theo Phổ Hiền Bồ Tát. Phổ Hiền Bồ Tát ở đâu? Phổ Hiền Bồ Tát chính là toàn bộ kinh Hoa Nghiêm, nhưng phẩm kinh này chính là tổng kết của kinh Hoa Nghiêm, tổng kết hết thảy những lư luận, phương pháp tu hành, cảnh giới đă giảng trong kinh Hoa Nghiêm, đúc kết thành mười đại nguyện vương dẫn về Cực Lạc. Có đọc Hoa Nghiêm Sớ Sao mới thật sự hiểu rơ Phổ Hiền Bồ Tát, hiểu rơ Văn Thù Bồ Tát, biết phải học theo các ngài như thế nào.

Những tượng Phật thờ trong Phật môn đều nhằm biểu thị pháp. Chính giữa thờ Phật, Phật tượng trưng cho bản thể, tượng trưng cho Chân Như Bản Tánh. Chân Như Bản Tánh là thanh tịnh, trong tâm thanh tịnh một pháp chẳng lập. Bởi thế, trong hội Hoa Nghiêm, Phật chẳng thuyết pháp (Ngài là bản thể, không cách ǵ diễn tả được), chỉ có Bồ Tát thuyết pháp. Bồ Tát biểu thị từ Thể khởi Dụng, khởi dụng là pháp. Khởi Dụng nhất định phải dùng đến hai vị Bồ Tát làm đại biểu: Một là khởi tác dụng trí huệ (Trí), hai là khởi tác dụng hành vi (Hạnh).

Hoa Nghiêm Tam Thánh, chính giữa là Tỳ Lô Giá Na Như Lai, bên phải là Phổ Hiền Bồ Tát (biểu thị hạnh nguyện), bên trái là Văn Thù Bồ Tát (biểu thị trí huệ). Trong hội Hoa Nghiêm, Phổ Hiền là trưởng tử, Văn Thù là con thứ, nghĩa là giáo học Hoa Nghiêm lấy hạnh nguyện (thực tiễn) làm chủ, nhưng hạnh nguyện phải kiến lập trên cơ sở trí huệ. Hạnh nguyện Phổ Hiền tối hậu là mười đại nguyện vương dẫn về Cực Lạc. Chắc thật niệm Phật cầu sanh Tây Phương Tịnh Độ chính là viên măn hạnh nguyện Phổ Hiền. Kinh khuyên chúng ta phải học theo Phổ Hiền Bồ Tát.

“Nguyện thân khẩu ư luôn thanh tịnh”: Người giác không mê, chánh không tà, tịnh chẳng nhiễm th́ thân - ngữ - ư của người đó đương nhiên thanh tịnh. Thân - ngữ - ư thanh tịnh là thân tâm thanh tịnh. Thân tâm thanh tịnh, cảnh giới bèn thanh tịnh.

Các hạnh, cơi nước cũng giống thế”: Cảnh giới thanh tịnh.

“Trí huệ như thế gọi Phổ Hiền”: thân tâm, cảnh giới không ǵ chẳng thanh tịnh, đó gọi là Phổ Hiền.

“Nguyện tôi cùng Ngài đều đồng đẳng”: Niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ, là diệu pháp duy nhất được sử dụng bởi các vị Văn Thù, Phổ Hiền. Nếu chúng ta niệm Phật, tâm định nơi nhất tâm bất loạn th́ sẽ chẳng khác ǵ Phổ Hiền cả.

 

Chánh kinh:

Ngă vị biến tịnh Phổ Hiền hạnh,

Văn Thù Sư Lợi chư đại nguyện,

Măn bỉ sự nghiệp tận vô dư,

Vị lai tế kiếp hằng vô quyện,

Ngă sở tu hành vô hữu lượng,

Hoạch đắc vô lượng chư công đức,

An trụ vô lượng chư hạnh trung,

Liễu đạt nhất thiết thần thông lực,

Văn Thù Sư Lợi dũng mănh trí,

Phổ Hiền huệ hạnh diệc phục nhiên,

Ngă kim hồi hướng chư thiện căn,

Tùy bỉ nhất thiết thường tu học.

(Tôi v́ tịnh khắp hạnh Phổ Hiền,

Và các đại nguyện của Văn Thù,

Trọn sự nghiệp ấy không c̣n sót,

Đến tận vị lai thường chẳng mệt,

Hạnh tôi tu hành không hạn lượng,

Đạt được vô lượng các công đức,

An trụ trong vô lượng các hạnh,

Thấu rơ hết thảy sức thần thông,

Văn Thù Sư Lợi trí dũng mănh ,

Huệ hạnh Phổ Hiền cũng giống thế,

Tôi nay hồi hướng các căn lành,

Thường tu học theo hết thảy đó)

 

Nguyện kiến lập trên cơ sở tín giải; hạnh lấy nguyện làm cơ sở. Phải có đại nguyện th́ mới có thể tu đại hạnh.

“Tôi v́ tịnh khắp hạnh Phổ Hiền”: Hạnh pháp Phổ Hiền thanh tịnh trang nghiêm trọn khắp. Trên thực tế, trong cuộc sống thường nhật của chúng ta, một ngày từ sáng đến tối những sự đăi người, tiếp vật đều là những hạnh ấy.

“Và các đại nguyện của Văn Thù”: Đại nguyện của Văn Thù Sư Lợi cũng là cầu sanh Tây Phương Tịnh Độ.

“Trọn sự nghiệp ấy không c̣n sót”: Sự nghiệp của Phật, Bồ Tát là giáo hóa chúng sanh, giúp đỡ người khác phá mê khai ngộ, ĺa khổ được vui.

“Đến tận vị lai thường chẳng mệt”: Đây là tinh thần của Phổ Hiền Bồ Tát, mười đại nguyện vương mỗi nguyện đều chẳng mệt chán.

“Hạnh tôi tu hành không hạn lượng, đạt được vô lượng các công đức”: Hai câu này nói lên thành tựu của chính ḿnh. Trong hết thảy những ǵ ḿnh hành tŕ, ḿnh đă thành tựu vô lượng công đức. Công đức là định huệ, thành tựu vô lượng trí huệ cho chính ḿnh, vô lượng thiền định (tam-muội, nhất tâm bất loạn).

“An trụ trong vô lượng các hạnh, thấu rơ hết thảy sức thần thông”: hai câu này nói đến việc giáo hóa chúng sanh. Liễu đạt là giác không mê, thị hiện năng lực lợi ích người khác.

“Văn Thù Sư Lợi trí dũng mănh”: Bài kệ này nói lên nguyện vọng của chính ḿnh. Chúng ta muốn được trí huệ như ngài Văn Thù, hạnh đồng Phổ Hiền. Đem hết thảy những thiện căn chính ḿnh đă tu học hồi hướng chúng sanh, hồi hướng Bồ Đề, hồi hướng pháp giới, thường học theo Phật, thường học theo Văn Thù, Phổ Hiền.

 

Chánh kinh:

Tam thế chư Phật sở xưng tán,

Như thị tối thắng chư đại nguyện,

Ngă kim hồi hướng chư thiện căn,

Vị đắc Phổ Hiền thù thắng hạnh.

(Các đại nguyện tối thắng như thế,

Được tam thế chư Phật khen ngợi,

Tôi nay hồi hướng các căn lành,

Để được hạnh Phổ Hiền thù thắng)

 

Kết quy hồi hướng. Trước tiên nói Bồ Tát hạnh nguyện chẳng thể nghĩ bàn, là những hạnh nguyện được tam thế chư Phật khen ngợi. Tu mười đại nguyện, đem công đức hồi hướng có nghĩa là trọn chẳng chấp trước. Chẳng hồi hướng th́ công đức chỉ riêng ḿnh có, đâu đâu cũng chấp vào chính ḿnh, chẳng phá được Ngă Chấp. Hồi hướng là phá Ngă Chấp. Có phá Ngă Chấp th́ văng sanh Cực Lạc sẽ có thể vượt khỏi phẩm vị của chính ḿnh.

Phần kệ tụng của mười đại nguyện vương đến đây là hết, tŕnh bày xong hết những ư nghĩa của phần Trường Hàng ở phần trước. Tiếp theo đây là phần trần thuật tánh đức thù thắng của kinh, đặc biệt là khen ngợi những công đức thù thắng của bộ kinh này.

 

3. Tán thán công đức thù thắng của kinh này

      Chánh kinh:

      Nguyện ngă lâm dục mạng chung thời,

Tận trừ nhất thiết chư chướng ngại,

Diện kiến bỉ Phật A Di Đà,

Tức đắc văng sanh An Lạc sát,

Ngă kư văng sanh bỉ quốc dĩ,

Hiện tiền thành tựu thử đại nguyện,

Nhất thiết viên măn tận vô dư,

Lợi lạc nhất thiết chúng sanh giới,

Bỉ Phật chúng hội hàm thanh tịnh,

Ngă thời ư thắng liên hoa sanh,

Thân đổ Như Lai Vô Lượng Quang,

Hiện tiền thọ ngă Bồ Đề kư,

Mông bỉ Như Lai thọ kư dĩ,

Hóa thân vô số bách câu-chi,

Trí lực quảng đại biến thập phương,

Phổ lợi nhất thiết chúng sanh giới.

(Nguyện tôi lúc mạng sắp chấm dứt,

Trừ sạch hết thảy mọi chướng ngại,

Tận mắt thấy Phật A Di Đà,

Liền được văng sanh cơi An Lạc,

Tôi đă văng sanh cơi ấy rồi,

Hiện tiền thành tựu đại nguyện này,

      Viên măn hết thảy không c̣n sót,

      Lợi lạc hết thảy chúng sanh giới,

      Chúng hội Phật kia đều thanh tịnh,

      Khi đó tôi sanh trong sen đẹp,

      Chính mắt thấy Phật Vô Lượng Quang,

      Liền được Phật thọ kư Bồ Đề,

      Được đức Như Lai thọ kư rồi,

      Hóa thân vô số trăm câu-chi,

      Trí lực rộng lớn trọn mười phương,

      Lợi khắp hết thảy chúng sanh giới)

 

      Bốn bài kệ này là phần kệ tụng trọng yếu nhất của phẩm kinh này, khải thị cho chúng ta điều trọng yếu nhất, khiến chúng ta kiên định tín tâm, học đ̣i Phổ Hiền Bồ Tát niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ. Mười sáu câu này là đại nguyện do chính Phổ Hiền Bồ Tát phát ra, Ngài cũng niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ. Mười sáu câu này cho thấy Phổ Hiền Bồ Tát phát nguyện văng sanh, thọ kư thành Phật, thả chiếc bè từ phổ độ chúng sanh. Mười sáu câu này là tinh hoa của bản kinh, là phần tối tinh hoa trong những tinh hoa của kinh Hoa Nghiêm, là đoạn văn tinh vi đẹp đẽ nhất, chúng ta phải nhớ nằm ḷng.

      Bài kệ thứ nhất nói lên t́nh h́nh văng sanh và điều kiện để văng sanh.

“Nguyện ngă lâm dục mạng chung thời” (nguyện tôi lúc mạng sắp chấm dứt): Tôi ở đây là Phổ Hiền Bồ Tát, Phổ Hiền Bồ Tát niệm Phật cầu sanh Tây Phương Cực Lạc thế giới. Lăo nhân gia phát nguyện, nguyện chính ḿnh lúc lâm chung. “Dục” là sắp sửa, lúc c̣n chưa chết. Lúc mạng sắp chấm dứt là cửa ải khẩn yếu nhất. Lúc ấy, chẳng sanh Tây Phương ắt phải luân hồi; đường đi đă đến chỗ giao thoa, xem quư vị chọn lựa như thế nào, có quan hệ thiết thân đối với mỗi cá nhân đấy, phải nhớ kỹ! Đấy là cửa ải sanh tử; gọi là cửa ải sanh tử v́ từ đó sẽ sanh về đâu, ải này tối khẩn yếu.

“Trừ sạch hết thảy mọi chướng ngại”: Chẳng trừ khử chướng ngại, chẳng thể văng sanh. Một đời niệm Phật, nếu lúc lâm chung chướng ngại hiện tiền, vẫn chẳng thể văng sanh. Trừ khử chướng ngại để trong sát-na cuối cùng chẳng bị chướng ngại không thể văng sanh là một điều kiện tối trọng yếu. Những chướng ngại nào? Vọng niệm. Trong lúc đó khởi lên một vọng niệm là hỏng rồi, chẳng đến Tây Phương được. Có đảm bảo lúc ấy chẳng khởi vọng niệm hay không? Rất khó. Bởi thế, thời khắc mấu chốt ấy phải nhờ vào b́nh thường dụng công, như thường nói: “Luyện binh ngàn ngày, dùng binh một buổi”. Niệm Phật là luyện binh, hy vọng dốc toàn bộ tinh thần chuyên chú vào một câu Phật hiệu, trừ khử ư niệm vọng tưởng, phân biệt, chấp trước.

Lúc niệm Phật chẳng khởi vọng tưởng, phân biệt, chấp trước là tâm thanh tịnh. B́nh thường làm chủ được như thế, trong lúc bệnh làm chủ được như thế, làm chủ được khi bệnh sẽ làm chủ được khi sanh tử. Thấy việc vừa ư tâm bèn hoan hỷ là tâm động; thấy việc chẳng vừa ḷng tâm bèn nổi nóng; mừng, giận, buồn vui, yêu ghét, ham muốn, thất t́nh, ngũ dục là chướng ngại.

Trong sanh hoạt thường ngày, xử sự, đăi người, tiếp vật chẳng bị ngũ dục, lục trần lay động, tâm chúng ta bèn được tự tại. Tự tại là chẳng bị hoàn cảnh mê hoặc, lay động, th́ Phật hiệu quư vị niệm đó mới tính là đắc lực, công phu thành phiến. Chẳng bị cảnh giới chuyển, một ngày niệm mười niệm là đủ rồi, nếu vẫn c̣n bị cảnh giới chuyển th́ một ngày niệm mười vạn tiếng cũng chưa thấm vào đâu!

Làm sao mới chẳng bị ngoại cảnh lay chuyển? Đây là học vấn chân chánh, là công phu chân thật. Học vấn là thấy thấu suốt, công phu là buông bỏ. Buông bỏ chẳng phải là buông bỏ cảnh giới, chẳng phải là buông bỏ trên mặt Sự, mà là buông bỏ nơi tâm. Sự sự vô ngại, sự chẳng gây trở ngại. Trở ngại là do ư niệm, là tâm. Sự th́ vẫn làm như cũ, nhưng lại làm càng viên măn. Người chẳng thấy thấu suốt, buông xuống, nh́n chẳng ra thiện ác, thị phi sẽ làm chuyện lầm lạc. Thấy thấu suốt, buông xuống, tâm thanh tịnh; đối với sự vật thấy rơ ràng minh bạch, xét đoán sự việc hợp lư, chẳng lầm lỗi tí nào.

Ngàn vạn phần quư vị chớ vướng mắc vào thế sự nhân t́nh. Cái ǵ cũng buông xuống hết th́ có phải là người gỗ bất nhân chăng? Có phải là biến thành kẻ ngây cuồng ư? Quư vị hiểu lầm rồi! Buông thân tâm thế giới xuống sẽ biến thành một người trí huệ nhất, đầu năo là trái cầu thủy tinh, lưu ly, trong suốt lại có thể chuyển động. [Chưa buông xuống được], năo chúng ta là cục gỗ vuông vức, xoay không được, phía nào cũng không hở một kẽ. Quư vị mới biết thấy thấu suốt, buông xuống là cao minh vậy! Phải nên học như thế.

Bồ Tát thấy thấu suốt, buông xuống, bởi thế trong sát-na lâm chung, trừ sạch hết thảy mọi chướng ngại. Lúc b́nh thường, có lúc nào Bồ Tát lại chẳng trừ sạch hết thảy mọi chướng ngại? Chướng ngại ǵ cũng không có, bất luận khi nào, bất luận ở đâu, tâm Ngài vĩnh viễn thanh tịnh, giống như hoa sen chẳng dính nước. Đối với thế giới ấy (Cực Lạc) có thể văng sanh bất cứ lúc nào. Lúc nào muốn đi là đi ngay lúc đó, nghĩ không đi cũng chẳng ăn nhằm ǵ, không đi cũng được, sanh tử tự tại. Thân như hoa sen chẳng dính nước, sanh tử tự tại.

Muốn đến được thế giới ấy (Cực Lạc) nhất định phải buông xuống. Phải thật sự buông xuống, nhất định phải thấy thấu suốt. Thấy thấu suốt, buông xuống là công phu viên măn thành tựu. Có những người thấy thấu suốt, nhưng buông xuống không được. Có người buông xuống được, nhưng không thấy thấu suốt. Ngày thứ nhất buông xuống được, ngày hôm sau lại hối; ngày thứ ba lại nắm giữ lấy, buông xuống không được. Thật sự thấy thấu suốt th́ lẽ đâu chẳng thể buông xuống được? Buông xuống là được đại tự tại. Buông xuống được rồi, hết thảy thọ dụng thuận theo ḷng muốn.

Người chân chánh buông xuống th́ mới có thể tâm tưởng sự thành, vừa khởi ư niệm sự việc liền thành tựu, rất tự tại! Ở đâu, lúc nào đều phải trừ chướng ngại, chẳng được đợi đến lúc lâm chung mới trừ. Đấy thật sự là mấu chốt thành hay bại của công phu học Phật, niệm Phật. Trong tâm thanh tịnh, chẳng có nhiễm trước, công việc vẫn làm, giống như năm mươi ba vị thiện tri thức đă nói trong kinh Hoa Nghiêm. Người kinh doanh vẫn cứ buôn bán như cũ, tâm địa thanh tịnh chẳng nhiễm trước, dù thương trường qua lại là bùn nhơ hay là nước trong, đóa sen của quư vị vẫn nở trên mặt nước, chẳng nhiễm trước; vẫn cứ làm việc như cũ, đó gọi là công phu thành tựu. Làm việc theo kiểu đó, bất luận hạnh nghiệp nào cũng không có ǵ chướng ngại; ấy là tu tâm.

Một câu Phật hiệu khiến thân tâm ta thanh tịnh. Có vậy mới có năng lực “tận mắt thấy Phật A Di Đà, liền được văng sanh cơi An Lạc”. Cơi An Lạc tức là Tây Phương Cực Lạc thế giới. Đến thế giới Cực Lạc như thế nào? Trước hết là thấy Phật, sau đó văng sanh. Phật đến tiếp dẫn cho nên trước hết thấy Phật. Lúc thấy Phật, quang minh của Phật chiếu soi người ấy, trong quang minh người ấy thấy Phật, theo chân Phật sanh về thế giới Cực Lạc. Thật ổn thỏa, thích đáng, chẳng sai chút ǵ! Phàm là người văng sanh, không ai chẳng có cảnh giới như thế. Lúc dứt hơi thở bèn mỉm cười, nhất định văng sanh, bởi họ đă thấy đức Phật. Lúc tắt thở, sắc mặt chẳng tươi, tựa hồ có ǵ đau khổ, có hoảng sợ, người ấy chẳng được văng sanh. Sanh về Tây Phương rồi, t́nh trạng mỗi cá nhân phần lớn tương đồng.

“Tôi đă văng sanh cơi ấy rồi, hiện tiền thành tựu đại nguyện này”: Phổ Hiền Bồ Tát tại cơi này phương khác tu mười đại nguyện, đều không có cách ǵ viên măn được. Sanh về Tây Phương Cực Lạc thế giới, được hoằng nguyện oai thần của Phật A Di Đà gia tŕ, và được oai thần của tận hư không trọn pháp giới hết thảy chư Phật Như Lai gia tŕ, mười đại nguyện bèn viên măn. Đấy là xứng tánh viên măn, là chân viên măn.

Tuy chúng ta là phàm phu, dù chưa phá được một phẩm vô minh nào, văng sanh Tây Phương Cực Lạc bèn giống hệt như Phổ Hiền Bồ Tát, đều là tu tín nguyện tŕ danh, nhân đă tương đồng th́ quả báo phải giống hệt. Tất cả hết thảy chúng sanh trong mười phương thế giới trên đến Đẳng Giác Bồ Tát, dưới đến chúng sanh trong địa ngục, nơi nhân địa thảy đều là tín nguyện tŕ danh; bởi thế, đến Tây Phương Cực Lạc thế giới thảy đều b́nh đẳng.

      “Viên măn hết thảy không c̣n sót”: Câu này chẳng thể nghĩ bàn, hết thảy viên măn, không có ǵ chẳng viên măn. “Vô dư” (không c̣n sót) là không c̣n mảy may nào khiếm khuyết, không mảy may ǵ bỏ sót, mọi thứ đều viên măn. Chẳng hạn như: trí huệ viên măn, đức năng viên măn, dung mạo viên măn, năng lực viên măn, nguyện vọng viên măn, giống như chư Phật Như Lai, hết thảy đều viên măn.

      Cư sĩ Hoàng Niệm Tổ khuyên những vị đồng tu nào học Mật Giáo th́ nhất định phải xem ba bản kinh: Vô Lượng Thọ Kinh, A Di Đà Kinh Yếu Giải của đại sư Ngẫu Ích và Phổ Hiền Hạnh Nguyện Phẩm. Nếu chẳng chiếu theo lư luận, phương pháp trong ba kinh ấy để tu hành, cầu sanh Tây Phương Cực Lạc thế giới th́ học Mật rất khó thành tựu! Hết thảy viên măn, có năng lực trí huệ như thế, đương nhiên là có thể “lợi lạc hết thảy chúng sanh giới”. Giống như chư Phật, Như Lai, cho nên có thể phổ độ hết thảy chúng sanh, ban cho chúng sanh lợi ích lớn nhất, ban cho chúng sanh khoái lạc chân chánh.

      “Chúng hội Phật kia đều thanh tịnh”: Bài kệ này tường thuật t́nh h́nh Tây Phương Cực Lạc thế giới; đến Tây Phương Cực Lạc thế giới, thấy thế giới ấy thanh tịnh. Chữ “chúng hội” chỉ t́nh huống tâm trạng con người trong xă hội. Tâm địa mọi người đều thanh tịnh. Tâm thanh tịnh, thân thanh tịnh, cùng tu cùng học một chỗ. Phổ Hiền Bồ Tát thấy tướng lục ḥa kính viên măn nơi Tây Phương Cực Lạc thế giới.

      “Khi đó tôi sanh trong sen đẹp”: Khi ấy, Bồ Tát hóa sanh trong hoa sen nơi ao bảy báu trước đại giảng đường của Phật A Di Đà. Chân chánh giác ngộ, minh bạch thế giới này mọi thứ đều là hư giả. Kinh Kim Cang nói: “Phàm cái ǵ có h́nh tướng đều là hư vọng”. Chẳng có ǵ là thật cả. Kinh lại dạy: “Hết thảy pháp hữu vi, như mộng, huyễn, bọt, bóng”. Pháp hữu vi là pháp có sanh, có diệt; trong thế gian này có một pháp nào chẳng sanh diệt chăng? Con người có sanh, lăo, bệnh, tử; tế bào hủy diệt, sanh mới trong từng sát-na. Đó là pháp hữu vi. Ư niệm của chúng ta suốt ngày suy bậy nghĩ bạ, vọng tưởng này dấy lên, vọng tưởng này đi mất, lại có vọng tưởng khác đến. Đó là pháp hữu vi. Tâm là pháp hữu vi, thân cũng là pháp hữu vi. Hoa, cỏ, cây cối cũng là pháp hữu vi, Xuân mọc, Hạ lớn, Thu rụng, Đông khô; sơn hà đại địa cũng là pháp sanh diệt, có thành - trụ - hoại - không. Nhờ viễn vọng kính, các nhà khoa học thấy mỗi ngày đều có tinh cầu bùng nổ hủy diệt; họ cũng phát hiện những tinh cầu mới, chứng minh điều đức Phật đă nói: Thế giới có thành - trụ - hoại - không.

      Chỉ có hư không chẳng có sanh diệt, mấy ngàn năm trước hư không như thế nào, mấy ngàn năm sau hư không vẫn giống như thế. Hư không chẳng phải là pháp hữu vi mà là pháp vô vi. Trừ hư không ra, có ǵ chẳng phải là pháp hữu vi chăng? Hết thảy pháp hữu vi như mộng, như huyễn, như bọt nước, như h́nh bóng, đều chẳng thật, đều giả cả. Nhận thức rơ ràng là thấy thấu suốt, thấy thấu suốt nhân sanh, thấy thấu suốt thế gian. Thấy thấu suốt rồi, tự nhiên đối với chúng nó chẳng lưu luyến, chẳng vướng mắc, chẳng quan tâm đến chúng nó nữa. Quan tâm đến chúng để làm ǵ cơ chứ? Chẳng phải là tự chuốc phiền ư?

Nếu có ai hỏi: Trong thế gian này, tôi có gia đ́nh, vợ con, lại c̣n rất nhiều sự nghiệp, tôi phải làm sao đây? Th́ cứ như đóng kịch, như diễn tuồng trên sân khấu vậy thôi! Đóng kịch là lên sân khấu, phân vai diễn tuồng rất thật, trong tâm biết rất rơ ḿnh đang đóng tuồng, tất cả hết thảy chẳng ăn nhập ǵ đến ta cả, sao trong tâm không thanh tịnh cho được? Quư vị sống trong thế gian này là đang nhập vai đóng tuồng, rất tự tại, bởi chỉ là giả, chẳng phải thật. Lúc đóng tuồng, lúc nào phải cười bèn cười, lúc nào phải khóc bèn khóc, lúc nào phải vỗ bàn bèn vỗ bàn, chẳng phải do ư ḿnh, mà phải theo kịch bản đă soạn, toàn là giả, hoàn toàn là không. Sống được như vậy có khác ǵ chư Phật, Bồ Tát đâu!

Chư Phật, Bồ Tát du hư thần thông trong thế gian này, chúng ta cũng đến du hư thần thông trong thế gian này, tự tại khoái lạc lắm! Ta đóng vở tuồng này là nhằm lợi lạc hết thảy chúng sanh giới, chúng ta giúp họ giải quyết vấn đề. Bọn họ tưởng vở tuồng ấy là thật, bèn đau khổ. Bồ Tát hóa sanh trong hoa sen, mỗi một người chúng ta đến Tây Phương Cực Lạc thế giới, thảy đều liên hoa hóa sanh. Thân tâm thanh tịnh, tất nhiên cảm được liên hoa hóa sanh. Nhân gian dục t́nh nặng nề, cảm được thai sanh; đoạn dục t́nh, cảm được hóa sanh. Bởi thế, nhất định phải thấy thấu suốt, buông xuống.

      “Chính mắt thấy Phật Vô Lượng Quang”: Sanh về thế giới Cực Lạc, thấy được Báo Thân Phật A Di Đà. A Di Đà Phật là vô lượng đại viên măn; trong vô lượng đại viên măn, Phổ Hiền Bồ Tát chỉ nêu một thí dụ: quang minh, vô lượng quang minh. Phàm ai sanh về Tây Phương Cực Lạc thế giới, mỗi mỗi đều viên măn hệt như Phật A Di Đà.

      “Liền được Phật thọ kư Bồ Đề”: Ở trước đức Phật A Di Đà, được Phật thọ kư. Thọ kư là báo trước cho người ấy biết: “Lúc nào đó, ông sẽ thành Phật, trong tương lai thành Phật ở nơi đâu, danh xưng của thế giới là ǵ, danh hiệu lúc thành Phật, chúng sanh được độ như thế nào”.

      “Được đức Như Lai thọ kư rồi”: Phổ Hiền Bồ Tát được thọ kư rồi, thấy tiền đồ rạng rỡ, thấy A Di Đà Phật được đại tự tại. Đương nhiên là chưa thành Phật, nhưng tự tại chẳng kém Phật chi mấy! Ngài bèn có thể“hóa thân vô số trăm câu-chi”, có năng lực hiện vô lượng vô biên thân. Phẩm Phổ Môn nói: Nên dùng thân nào để được độ, bèn hiện thân ấy. Thật tự tại quá! Bởi thế, Phật, Bồ Tát chẳng có tướng nhất định.

Sanh về Cực Lạc, tự ḿnh có năng lực giống như Phổ Hiền, Văn Thù, Quán Âm, Thế Chí. Chúng sanh cơ duyên chín muồi, nên dùng thân nào để độ bèn có năng lực thị hiện thân ấy. Tự ḿnh chẳng ĺa khỏi thế giới Tây Phương, mà hóa thân đến thị hiện. Tự ḿnh theo A Di Đà Phật nghe kinh, nghe pháp, chẳng rời khỏi chỗ ḿnh, mười phương đều có hóa thân của quư vị đến giáo hóa chúng sanh. Sanh về Cực Lạc bèn có năng lực như thế đó.

      “Trí lực rộng lớn trọn mười phương”: Trí huệ Bát Nhă từ tự tánh thấu lộ, chẳng có chướng ngại, thấu xuất ra. Trí huệ ấy rộng lớn khắp trọn mười phương, tận hư không trọn pháp giới. Phật pháp từ đầu đến cuối là cầu trí huệ, từ đầu đến cuối là giảng trí huệ. Chẳng có trí huệ, chẳng thể giải quyết vấn đề. Cậy vào phước báo, cậy vào thần thông, giải quyết vấn đề hữu hạn; chỉ có trí huệ chân thật mới giải quyết được viên măn hết thảy mọi vấn đề. Sanh về Tây Phương Cực Lạc thế giới, được quang minh của Phật tưới rọi, nghiệp chướng tiêu trừ, đức năng trí huệ của bản tánh hiện tiền, có năng lực đến mười phương thế giới hiện đủ mọi thân, “lợi khắp hết thảy chúng sanh giới”, khiến cho hết thảy chúng sanh được lợi ích chân thật, trụ nơi trí huệ chân thật.

 

      Chánh kinh:

      Năi chí hư không thế giới tận,

Chúng sanh cập nghiệp, phiền năo tận,

Như thị nhất thiết vô tận thời,

Ngă nguyện cứu cánh hằng vô tận.

(Cho đến hư không thế giới tận,

Chúng sanh và nghiệp, phiền năo tận,

Do hết thảy vô tận như thế,

Nguyện tôi rốt ráo hằng vô tận).

 

Trùng tuyên lời tổng kết mười đại nguyện ở phần trên, cũng là nhằm bảo chúng ta phải học theo Phổ Hiền Bồ Tát: Nguyện tâm chúng ta chẳng có lúc ngưng nghỉ. Hiện tại chúng ta cầu học, học Phật, hy vọng thành Phật, nguyện của ta chẳng có cùng tận. Thành Phật rồi, nguyện này của ta cũng chẳng ngưng dứt, giúp cho mười phương hết thảy chúng sanh. Giống như học hành ở trường, tốt nghiệp xong bèn phục vụ xă hội, đem sở học cống hiến xă hội, lợi ích đại chúng. Bồ Tát cũng giống thế, đem sở học hết thảy đại viên măn của ḿnh ra ứng dụng vào thân của hết thảy chúng sanh tận hư không trọn pháp giới, khiến cho hết thảy chúng sanh phá mê khai ngộ, ĺa khổ được vui, tâm nguyện ấy vĩnh viễn chẳng ngưng dứt.

 

Chánh kinh:

Thập phương sở hữu vô biên sát,

Trang nghiêm chúng bảo cúng Như Lai,

Tối thắng an lạc thí thiên nhân,

Kinh nhất thiết sát vi trần kiếp,

Nhược nhân ư thử thắng nguyện vương,

Nhất kinh ư nhĩ năng sanh tín,

Cầu thắng Bồ Đề tâm khát ngưỡng,

Hoạch thắng công đức quá ư bỉ.

(Mười phương tất cả vô biên cơi,

      Các báu trang nghiêm cúng Như Lai,

      An lạc tối thắng thí trời người,

      Trải hết thảy cơi vi trần kiếp,

      Nếu với nguyện vương thù thắng này,

      Vừa thoảng qua tai bèn tin tưởng,

      Cầu thắng Bồ Đề tâm khát ngưỡng,

      Được công đức vượt hơn người trước)

 

Nói lên công đức lợi ích thù thắng của mười đại hạnh nguyện Phổ Hiền. Trong vô lượng vô biên tất cả thế giới chư Phật thuộc mười phương, chúng ta dùng các báu để trang nghiêm cúng dường Như Lai, dùng những sự an lạc tối thắng thí cho trời người; nào phải chỉ tu một hai ngày, mà là trải số kiếp nhiều như số vi trần của hết thảy cơi, thời gian dài lâu không cách ǵ tính đếm được. Công đức bố thí cúng dường ấy rất lớn.

      “Nếu với nguyện vương thù thắng này, vừa thoảng qua tai bèn tin tưởng”: Giả sử có kẻ nào đó, có thiện căn, gặp được mười đại nguyện vương thù thắng này, nghe xong hoàn toàn tin tưởng, tin rồi bèn y giáo phụng hành, “cầu thắng Bồ Đề tâm khát ngưỡng, được công đức vượt hơn người trước”: Bồ Đề là giác ngộ, nhất tâm nhất ư cầu đại giác thù thắng, giống như người miệng khát mong được uống nước, tâm t́nh khát ngưỡng giác tánh viên măn thù thắng cũng giống như thế.

Mười đại nguyện vương là tổng cương lănh căn bản của hết thảy Như Lai giáo pháp, bởi thế nguyện vương tối thù thắng. Chẳng tu hạnh Phổ Hiền, chẳng thể thành Phật (Viên giáo Phật), chẳng thể thành Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. Nghe mười đại nguyện vương, nhất tâm nhất ư cầu Vô Thượng Bồ Đề, phát tâm tu hành như thế (cúng dường bằng cách y giáo tu hành), công đức ấy vượt xa công đức dùng trân bảo cúng dường các Như Lai trong mười phương vô lượng cơi Phật như trên đă nói.

 

Chánh kinh:

      Tức thường viễn ly ác tri thức,

      Vĩnh ly nhất thiết chư ác đạo,

      Tốc kiến Như Lai Vô Lượng Quang,

      Cụ thử Phổ Hiền tối thắng nguyện.

      (Liền thường xa ĺa ác tri thức,

      Măi ĺa hết thảy các ác đạo,

      Mau thấy Như Lai Vô Lượng Quang,

      Đầy đủ nguyện Phổ Hiền tối thắng)

 

      Thực hiện được mọi điều Phật giáo huấn gọi là “tin Phật”. Vĩnh viễn ĺa ác tri thức, vĩnh viễn ĺa các ác đạo, đấy là tiêu chuẩn của việc tin Phật; chúng ta có làm được hay chăng?

“Vĩnh viễn ĺa ác tri thức”: Người ác, việc ác, hoàn cảnh ác, chúng ta phải tách rời, phải tránh xa, chẳng được thân cận, sợ tự ḿnh bị nhiễm dơ (kẻ sơ học phải ĺa trên mặt sự, nhưng Bồ Tát có trí huệ th́ phải ĺa nơi tâm).

      “Măi ĺa hết thảy các ác đạo”: Khởi tâm động niệm đều phải thận trọng kiểm điểm: Niệm này của chúng ta là thiện hay ác? Tất cả hết thảy ác niệm phải ngưng dứt, tự nhiên chẳng đọa ác đạo.

Người tu hành phải thân cận thiện tri thức, xa ĺa ác tri thức. Xa ĺa là “kính nhi viễn chi”, tôn kính họ, nhưng chẳng học theo họ. Phải học theo thiện tri thức, lấy họ làm gương. Phải giữ tấm ḷng tốt, nói lời lành, phải làm việc tốt. Tiêu chuẩn của “tốt” là lợi ích hết thảy chúng sanh, giúp hết thảy chúng sanh khai trí huệ, tu tâm thanh tịnh. Tu hành được như vậy, chẳng những được trí huệ mà c̣n được phước báo phú quư, mạnh khỏe, trường thọ.

 

Chánh kinh:

Thử nhân thiện đắc thắng thọ mạng,

Thử nhân thiện lai nhân trung sanh,

Thử nhân bất cửu đương thành tựu,

Như bỉ Phổ Hiền Bồ Tát hạnh.

(Người ấy khéo được thắng thọ mạng,

Người ấy khéo sanh trong loài người,

Người ấy chẳng lâu sẽ thành tựu,

Các hạnh như Phổ Hiền Bồ Tát)

 

“Người ấy khéo được thắng thọ mạng”: Người tu hành chiếu theo đúng phương pháp, lư luận trong kinh này, người ấy sẽ được thọ mạng thù thắng. “Thắng thọ mạng” là Pháp Thân thanh tịnh. Người ấy chứng đắc Pháp Thân thanh tịnh. Pháp Thân thanh tịnh là vô lượng thọ chân chánh, vô thỉ vô chung. Nếu căn cứ vào một đời này mà luận th́ thọ mạng người ấy tối thù thắng, bởi lẽ người ấy có thể nương theo kinh này tu học, cầu sanh Tây Phương Cực Lạc thế giới, một đời thành tựu.

“Người ấy khéo sanh trong loài người”: Nương theo kinh này tu hành th́ thân người quư vị có được trong đời này, thọ sanh trong loài người là khéo sanh, chứ chẳng phải là sống uổng, sống phí. Nếu quư vị chẳng hiểu giáo nghĩa Hoa Nghiêm, chẳng biết cầu sanh Tịnh Độ, một đời này thật là luống uổng, thọ mạng của cả một đời này chẳng có ư nghĩa, chẳng có giá trị ǵ, chẳng thể coi là thù thắng được!

“Người ấy chẳng lâu sẽ thành tựu”: Thành tựu là thành Phật. Nói kém hơn th́ thành tựu là quyết định văng sanh. Trong một đời này của người ấy, chẳng lâu sẽ về Tây Phương Cực Lạc thế giới, thân trong thế giới Sa Bà đây là thân tối hậu, đời sau là thân thượng thiện nhân trong thế giới Cực Lạc. ,

“Các hạnh như Phổ Hiền Bồ Tát”: Hạnh của Phổ Hiền Bồ Tát là một đời niệm Phật, cầu sanh Tịnh Độ, công đức viên măn. Mười đại nguyện vương dẫn về Cực Lạc.

 

Chánh kinh:

Văng tích do vô trí huệ lực,

Sở tạo cực ác ngũ vô gián,

Tụng thử Phổ Hiền đại nguyện vương,

Nhất niệm tốc tật giai tiêu diệt.

(Xưa kia do không sức trí huệ,

Đă tạo ngũ vô gián cực ác,

Tụng đại nguyện vương Phổ Hiền này,

Một niệm nhanh chóng tiêu diệt hết)

 

Trong quá khứ chẳng có trí huệ, ngu si, nên tạo rất nhiều nghiệp chướng, thậm chí ngu si đến độ đáng thương xót, chẳng hiểu rơ thiện ác. Người khác làm ác, cứ tưởng họ tạo rất nhiều sự nghiệp. Người khác làm lành, chẳng nhận ra, chẳng biết đấy mới là sự nghiệp. Do chính ḿnh ngu si, nên tư tưởng, ngôn ngữ, tạo tác bất tri bất giác gây nên rất nhiều việc ác nghiêm trọng, tạo tội nghiệp địa ngục Vô Gián, nhưng chính ḿnh đều chẳng biết.

Nếu có kẻ hỏi: Làm thế nào phân biệt đúng sai, thiện ác? Có một phương pháp: Đọc tụng kinh điển Đại Thừa. Ở đây, Phổ Hiền Bồ Tát nói: “Tụng đại nguyện vương Phổ Hiền này”, đó là Ngài dạy chúng ta phương pháp. Nếu có thể thực hành theo những giáo huấn trong kinh th́ là đúng; nếu chẳng làm được như thế th́ sai rồi, tạo nghiệp rồi.

Chẳng hạn như: Phật dạy hiếu dưỡng phụ mẫu, chúng ta có làm được hay không, làm được đến đâu? Đối với chúng ta, cha mẹ chẳng cách ngăn, chẳng có giới hạn, ta cùng cha mẹ là một thể. Ta yêu thương, chăm sóc, quan tâm cha mẹ hoàn toàn giống như chiếu cố thân ḿnh. Nếu nghĩ cha mẹ già cả, rồi căi lẫy, chán ghét, khởi ư niệm đó là bất hiếu, là tạo tội nghiệp vậy. Đọc tụng Đại Thừa, đọc rồi hành theo đó th́ hết thảy những tội nghiệp đă tạo trong quá khứ đều tiêu trừ.

“Một niệm nhanh chóng tiêu diệt hết”: Một niệm là nhất tâm. Có hai niệm tội nghiệp chẳng tiêu được! Nhất niệm tội nghiệp bèn tiêu trừ. Nhất niệm là chân tâm, nhị niệm là vọng tâm. Vọng tâm là không trí huệ, là tạo nghiệp. Nhất niệm là chân tâm, chân tâm chính là trí huệ, chân tâm chẳng tạo nghiệp. Do đây biết rằng: Kinh Di Đà thẳng thừng dạy chúng ta phải tu nhất tâm bất loạn, đó là phương pháp bậc nhất trong rất nhiều phương pháp tu hành được giảng bởi kinh Hoa Nghiêm.

Làm thế nào để đạt đến nhất niệm? Văn Thù dạy Thiện Tài, Phổ Hiền dạy Thiện Tài đều là niệm A Di Đà Phật. Chúng ta buông hết mọi ư niệm xuống, chỉ giữ mỗi một niệm A Di Đà Phật, chỉ chấp trước một niệm. Trong mười hai thời, niệm niệm đều là A Di Đà Phật, điều này chúng ta có thể làm được, chứ nhất niệm thật sự th́ chúng ta chưa thể làm được. Trong mười hai thời, một câu A Di Đà Phật công phu thành phiến, quyết định văng sanh, văng sanh Tây Phương Cực Lạc thế giới th́ tội nghiệp vô gián tự nhiên tiêu diệt.

 

Chánh kinh:

Tộc tánh chủng loại cập dung sắc,

Tướng hảo, trí huệ hàm viên măn.

(Ḍng họ, chủng loại và dung mạo,

Tướng tốt, trí huệ đều viên măn)

 

“Tộc tánh chủng loại”: Cổ Ấn Độ có bốn giai cấp chủng tánh bất b́nh đẳng. Phật thuộc giai cấp Sát Đế Lợi, là ḍng vua, sanh trong nhà đế vương quư tộc. Phật xuất gia rồi bèn đề xướng bốn chủng tánh b́nh đẳng. Bất luận trong xă hội mang thân phận địa vị nào đều chẳng quan trọng, Phật pháp b́nh đẳng. Thân tâm thanh tịnh, theo lời Phật răn dạy thực hành Ngũ Giới th́ quư vị đúng thật là Bồ Tát. “Dung sắc”: dung mạo sắc tướng. Sắc thể hiện sự khỏe mạnh cường tráng. Chẳng những dung mạo đoan chánh, thân thể c̣n cường tráng, đó là phước báo đă tu từ đời trước.

Đệ tử Phật chân chánh y giáo phụng hành, tất nhiên “tướng hảo, trí huệ đều viên măn”. Tướng chuyển theo tâm. Tâm thanh tịnh, tướng mạo thanh tịnh; tâm từ bi, tướng mạo bèn từ bi; tâm sung sướng, tướng mạo cũng sung sướng. Trong thế gian, đức Phật thị hiện ba mươi hai tướng, tám mươi vẻ đẹp, tướng hảo viên măn. Chư Phật trí huệ, tướng hảo viên măn cũng là do nhiều đời nhiều kiếp tu học hạnh Phổ Hiền nên mới được thành tựu thù thắng như thế.

 

Chánh kinh:

Chư ma ngoại đạo bất năng tồi,

Kham vi tam giới sở ứng cúng

(Các ma ngoại đạo không khuấy được,

Đáng để ba cơi cùng cúng dường)

 

Người chân chánh học Phật, hết thảy yêu ma quỷ quái, hết thảy ngoại đạo, chẳng thể làm khó dễ, cũng chẳng thể chướng ngại được. Bởi lẽ, người ấy được chư Phật hộ niệm, long thiên hộ pháp thần thủ hộ, chẳng gặp phải yêu ma quỷ quái.

“Đáng để ba cơi cùng cúng dường”: Câu này ư nói đáng làm bậc Thiên Nhân Sư. Có thể làm gương cho trời người, có tư cách tiếp nhận sự cúng dường của trời người, bởi lẽ người ấy là phước điền của ba cơi. Trời người cúng dường người ấy sẽ thật sự có phước báo.

 

Chánh kinh:

Tốc nghệ Bồ Đề đại thọ vương,

Tọa dĩ, hàng phục chư ma chúng,

Thành Đẳng Chánh Giác chuyển pháp luân,

Phổ lợi nhất thiết chư hàm thức.

(Mau đến cội Bồ Đề thọ vương,

Ngồi rồi, hàng phục các loài ma,

Thành Đẳng Chánh Giác chuyển pháp luân,

Lợi khắp hết thảy các hàm thức)

 

Quả báo là tám tướng thành đạo. Dùng thân phận Phật xuất hiện trong thế gian giáo hóa chúng sanh.

“Tốc nghệ” (mau đến) ư nói tốc độ rất nhanh. Có thể thành tựu nhanh chóng như thế, cũng là do tu học hạnh nguyện Phổ Hiền đắc lực. Lấy Phổ Hiền hạnh nguyện giúp cho việc niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ th́ quư vị mới có thể mau được thượng phẩm thượng sanh Tây Phương Cực Lạc thế giới.

“Ngồi rồi”: dưới gốc Bồ Đề, đức Phật thị hiện tướng thành đạo. Ngồi là bất động, tâm bất động chứ không phải thân bất động. Nếu thân chẳng động, làm sao giúp đỡ chúng sanh được?

“Hàng phục các ma”: Hàng ma phải nhờ vào định huệ, ngoài chẳng chấp tướng, trong tâm chẳng động, như như bất động, ma phải bó tay.

“Thành Đẳng Chánh Giác chuyển pháp luân”: Thị hiện thành Phật phải giáo hóa chúng sanh, chuyển pháp luân. Chuyển pháp luân tức là triển khai nền giáo dục của đức Phật.

“Hàm thức” là hữu t́nh chúng sanh. “Lợi khắp”: lợi ích rộng khắp, giúp cho chúng sanh niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ.

Thành tựu viên măn rồi th́ phải thực hiện hoằng nguyện của chính ḿnh. Lúc mới học Phật, phát nguyện độ chúng sanh, nhưng chưa có năng lực, sanh về Tây Phương Cực Lạc thế giới, tu đến rốt ráo viên măn mới có năng lực độ chúng sanh. Muốn thực hiện nguyện độ hết thảy chúng sanh th́ nhất định phải thị hiện thành Phật trong mười phương thế giới giảng kinh, thuyết pháp phổ độ chúng sanh.

Phần đầu kệ tụng, Phổ Hiền Bồ Tát dạy chúng ta; phần sau, Ngài làm gương cho chúng ta. Trong phần sau, Ngài nói về chính ngài, khuyên chúng ta nên bắt chước, học theo ngài. Thật là từ bi đến cùng cực, so với tấm ḷng yêu thương, che chở, chiếu cố của cha mẹ đối với con cái lại càng khẩn thiết, châu đáo hơn. Chúng ta không thể không cảm động!

Ba bài kệ tiếp theo đây là tổng kết, khuyên chúng ta phát tâm thọ tŕ, phát tâm học tập.

 

4. Khuyến chúc thọ tŕ

Chánh kinh:

Nhược nhân ư thử Phổ Hiền nguyện,

Độc tụng, thọ tŕ cập diễn thuyết,

Quả báo duy Phật năng chứng tri,

Quyết định hoạch thắng Bồ Đề đạo.

(Nếu ai với nguyện Phổ Hiền này,

Đọc tụng, thọ tŕ và diễn nói,

Quả báo chỉ Phật chứng biết nổi,

Quyết định đắc Bồ Đề tối thắng)

 

Nếu có ai đối với hạnh nguyện Phổ Hiền này mà có thể đọc tụng, thọ tŕ, diễn thuyết, đọc tụng th́ phải dùng tâm Phật, tâm Bồ Tát, phải dùng tâm chân thành, tâm thanh tịnh, tâm cung kính để đọc tụng. Lúc đọc tụng phải giống như đang đối trước Phật, Bồ Tát tiếp nhận lời giáo huấn, phải có ư cung kính.

“Thọ tŕ” là tiếp nhận rồi làm theo. “Diễn thuyết” là lợi tha. Diễn là biểu diễn, Thuyết là giải nói. Biểu diễn mười đại nguyện vương, chẳng hạn như: lễ kính chư Phật, chúng ta trông thấy bất cứ ai đều rất thành tâm thành ư cung kính, tỏ ra lễ độ, đó là biểu diễn; chứ chẳng phải là suốt ngày từ sáng đến tối đối trước tượng Phật, Bồ Tát niệm mười đại nguyện vương, nhưng đối với người khác chẳng có lấy một điểm lễ phép.

Tự ḿnh làm rồi lại c̣n giải nói cho người khác, khiến người ta cũng chịu làm. Đối với những người chưa từng học Phật bèn đối xử rất tốt với họ, dần dần dẫn dụ họ học Phật. Đó là đại từ đại bi, ban cho họ lợi ích chân thật. Phải giúp đỡ chúng sanh học Phật, phá mê khai ngộ. Phải giúp đỡ cho người trong một nhà, một nhà được độ th́ cḥm xóm làng nước bèn được độ. Bởi lẽ nhà ấy là gia đ́nh gương mẫu, gia đ́nh ḥa thuận, trẻ nhỏ ngoan ngoăn, chăm chỉ, lễ phép, điều hay đó mọi người đều học theo; cho nên sự học Phật của quư vị sẽ thành công. Nỗ lực đọc tụng, nỗ lực học tập. Tiếp nhận sự giáo huấn của Phật, có thực hiện được trong cuộc sống thường nhật th́ sau đó mới diễn thuyết được. Quư vị chẳng thể giảng lầm ư nghĩa kinh điển là v́ quư vị có kinh nghiệm thực hành tâm đắc, quư vị kể cho mọi người biết th́ mới có thể lôi cuốn, cảm động người khác được.

“Quả báo chỉ Phật chứng biết nổi”: Tu học theo đúng hạnh nguyện Phổ Hiền, quả báo chẳng thể nghĩ bàn, chỉ ḿnh đức Phật hiểu được nổi, hàng Đẳng Giác Bồ Tát đều chẳng thể biết rơ ràng, người khác càng chẳng thể hiểu được.

Quyết định đắc Bồ Đề tối thắng”: Thắng Bồ Đề đạo là Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, là quả vị Phật trong Viên Giáo. Công đức lợi ích chẳng thể nghĩ bàn.

 

Chánh kinh:

Nhược nhân tụng thử Phổ Hiền nguyện,

Ngă thuyết thiểu phần chi thiện căn,

Nhất niệm nhất thiết tất giai viên,

Thành tựu chúng sanh thanh tịnh nguyện.

(Nếu ai tụng nguyện Phổ Hiền này,

Tôi nói chút phần căn lành ấy,

Nhất niệm hết thảy đều viên măn,

Thành tựu chúng sanh thanh tịnh nguyện)

 

Nếu như có người (chỉ mọi người) đọc tụng phẩm Phổ Hiền Hạnh Nguyện. “Ngă” là tiếng Phổ Hiền Bồ Tát tự xưng. Có chút phần thiện căn, gặp được, nghe được kinh này bèn có tâm hoan hỷ. Nếu không thiện căn, chẳng thể sanh tâm hoan hỷ. Chớ nên xem thường một điểm thiện căn. Phổ Hiền Bồ Tát nói một điểm thiện căn ngày nào đó nó sẽ thành đại thiện căn phi thường; so với ai khác th́ nó nhỏ, nhưng so với lục đạo chúng sanh nó là đại thiện căn.

“Nhất niệm hết thảy đều viên măn”: Nhất niệm phải tương ứng, nhất niệm tương ứng nhất niệm Phật, niệm niệm tương ứng niệm niệm Phật th́ hết thảy đều thành tựu viên măn. Thành tựu đó là “thành tựu nguyện thanh tịnh hết thảy chúng sanh”, khiến cho chúng sanh thân tâm thanh tịnh.

 

Chánh kinh:

Ngă thử Phổ Hiền thù thắng hạnh,

Vô biên thắng phước giai hồi hướng,

Phổ nguyện trầm nịch chư chúng sanh,

Tốc văng Vô Lượng Quang Phật sát.

(Hạnh Phổ Hiền thù thắng của tôi,

Vô biên phước quư đều hồi hướng,

Nguyện khắp mọi chúng sanh ch́m đắm,

Mau sanh cơi Phật Vô Lượng Quang)

 

Chữ “chúng sanh ch́m đắm” chỉ chúng sanh trong sáu đường. Phổ Hiền Bồ Tát nguyện tất cả hết thảy chúng sanh trong sáu đường đều nhanh chóng văng sanh Tây Phương Cực Lạc thế giới. Những đại hạnh Phổ Hiền Bồ Tát đă tu trong niệm niệm đều v́ chúng ta hồi hướng như thế.

 

III. Kết Quy

      Chánh kinh:

      Nhĩ thời, Phổ Hiền Bồ Tát Ma Ha Tát ư Như Lai tiền, thuyết thử Phổ Hiền quảng đại nguyện vương thanh tịnh kệ dĩ. Thiện Tài đồng tử dũng dược vô lượng, nhất thiết Bồ Tát giai đại hoan hỷ. Như Lai tán ngôn: “Thiện tai! Thiện tai!”

      Nhĩ thời, Thế Tôn dữ chư thánh giả Bồ Tát Ma Ha Tát, diễn thuyết như thị bất khả tư nghị giải thoát cảnh giới thắng pháp môn thời, Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát nhi vi thượng thủ chư đại Bồ Tát cập sở thành thục lục thiên tỳ-kheo. Di Lặc Bồ Tát nhi vi thượng thủ Hiền kiếp nhất thiết chư đại Bồ Tát. Vô Cấu Phổ Hiền Bồ Tát nhi vi thượng thủ nhất sanh bổ xứ, trụ quán đảnh vị chư đại Bồ Tát, cập dư thập phương chủng chủng thế giới phổ lai tập hội nhất thiết sát hải cực vi trần số chư Bồ Tát Ma Ha Tát chúng. Đại Trí Xá Lợi Phất, Ma Ha Mục Kiền Liên đẳng nhi vi thượng thủ chư đại Thanh Văn. Tịnh chư nhân thiên, nhất thiết thế chủ, thiên, long, Dạ Xoa, Càn Thát Bà, A Tu La, Ca Lâu La, Khẩn Na La, Ma Hầu La Già, nhân phi nhân đẳng, nhất thiết đại chúng, văn Phật sở thuyết, giai đại hoan hỷ, tín thọ phụng hành.

      (Lúc bấy giờ, Phổ Hiền Bồ Tát Ma Ha Tát nói bài kệ thanh tịnh mười nguyện vương Phổ Hiền rộng lớn này xong, Thiện Tài đồng tử hớn hở vô lượng, hết thảy Bồ Tát đều đại hoan hỷ. Như Lai khen rằng: “Lành thay! Lành thay!”

      Lúc bấy giờ, khi đức Thế Tôn cùng các thánh giả Bồ Tát Ma Ha Tát diễn thuyết pháp môn thù thắng cảnh giới giải thoát chẳng thể nghĩ bàn như thế, Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát làm thượng thủ (4) của các đại Bồ Tát và sáu ngàn thầy tỳ-kheo do Ngài thành thục; Di Lặc Bồ Tát làm thượng thủ của hết thảy các đại Bồ Tát trong Hiền kiếp (5); Vô Cấu Phổ Hiền Bồ Tát làm thượng thủ của các đại Bồ Tát Nhất Sanh Bổ Xứ trụ địa vị Quán Đảnh (6), và các vị Bồ Tát Ma Ha Tát khác nhiều như số cực vi trần của hết thảy biển cơi nước trong mười phương đủ mọi thế giới khắp nhóm đến hội. Đại Trí Xá Lợi Phất, Đại Mục Kiền Liên v.v… là thượng thủ của các đại Thanh Văn, và các trời người, hết thảy chúa thế gian, Trời, Rồng, Dạ Xoa, Càn Thát Bà, A Tu La, Ca Lâu La, Khẩn Na La, Ma Hầu La Già, nhân phi nhân v.v… hết thảy đại chúng nghe lời Phật dạy, đều đại hoan hỷ, tin nhận vâng làm)

 

      Pháp hội giảng kinh lần này đến đây viên măn, đem hạnh nguyện Phổ Hiền báo cáo đại lược. Kinh văn đem lại cho chúng ta rất nhiều chỉ dạy quư báu, hy vọng các vị đồng tu thường nhớ kỹ, tu hành đúng như lời dạy, nhất tâm xưng niệm A Di Đà Phật, chẳng phụ ḷng kỳ vọng của Phổ Hiền Bồ Tát đối với chúng ta.

Lược Giảng Giáo Nghĩa Phẩm Phổ Hiền Hạnh Nguyện hết

(dịch xong ngày 25 tháng 11 năm 2004)

 

(1) Cơi (dịch từ chữ Hữu): Hữu có nghĩa là hữu sanh tử, hữu nhân quả báo ứng. Có tam hữu, tứ hữu, thất hữu, cửu hữu, nhị thập ngũ hữu sai khác; nhưng kinh chỉ thường nói đến tam hữu (Dục Giới, Sắc Giới, Vô Sắc Giới) và cửu hữu. Cửu Hữu tức là từ tam hữu, phân ra thành chín cơi. Hữu chính là y báo của chúng sanh trong thế giới.

Từ A Tỳ địa ngục lên đến tầng trời Tha Hóa Tự Tại thuộc về Dục Giới, c̣n gọi là Ngũ Thú Tạp Cư địa; tức là gồm năm đường: trời, người, súc sanh, ngạ quỷ, địa ngục.

Mười tám tầng trời thuộc Sắc Giới chia làm bốn loại:

      a) Ba tầng trời thuộc Sơ Thiền, gọi là Ly Sanh Hoan Hỷ Địa, bởi họ đă khỏi phải tái sanh trong Dục Giới, tâm rất vui mừng, sung sướng.

      b) Ba tầng trời thuộc Nhị Thiền, gọi là Định Sanh Hoan Hỷ Địa, bởi họ do thiền định mà sanh về cơi này.

      c) Ba tầng trời thuộc Tam Thiền, gọi là Ly Hỷ Diệu Lạc Địa, bởi đă ĺa khỏi những tướng tâm hoan hỷ thô tháp, tâm niệm hoan hỷ rất vi diệu.

      d) Chín tầng trời thuộc Tứ Thiền, gọi là Xả Niệm Thanh Tịnh Địa, đă bỏ những tâm niệm vui sướng của ba tầng Thiền Thiên ở dưới, tâm niệm rất thanh tịnh.

      Bốn tầng trời thuộc Vô Sắc Giới, chia thành bốn loại:

      a) Không Vô Biên Xứ Thiên, c̣n gọi là Không Biên Xứ Đọa,

      b) Thức Vô Biên Xứ Thiên.

      c) Vô Sở Hữu Xứ Thiên.

      d) Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ Thiên.

      Như vậy Dục Giới có một hữu, Sắc Giới có bốn hữu, Vô Sắc Giới có bốn hữu, tổng cộng là chín hữu.

(2) Địa thượng Bồ Tát: Bồ Tát từ Sơ Địa trở lên.

(3) Ở đây không rơ bản in bị thiếu hay Ḥa Thượng lướt qua hai câu kệ không giảng.

(4) Thượng thủ: người cầm đầu, người lănh đạo một nhóm người đến nghe pháp th́ gọi là thượng thủ.

(5) Hiền kiếp: là tên của trung kiếp hiện tại. Trung kiếp quá khứ gọi là Trang Nghiêm Kiếp, trung kiếp tương lai gọi là Tinh Tú Kiếp. Trong Hiền kiếp có một ngàn đức Phật ra đời, vị đầu tiên là Câu Lưu Tôn Phật, vị cuối cùng là Phật Lâu Chí. Thích Ca Mâu Ni Phật và Di Lặc Phật đều là những vị Phật xuất thế trong Hiền kiếp.

(6) Quán đảnh: Quốc vương xứ Thiên Trúc (Ấn Độ), lúc truyền trao vương vị, dùng nước bốn biển rưới lên đầu vương tử, gọi là “quán đảnh”. Chữ Quán Đảnh ở đây chỉ hàng Pháp Vân Địa Bồ Tát, được chư Như Lai dùng trí huệ thủy tưới gội, sẽ kế tục làm Phật, giống như thái tử sẽ kế tục ngôi vua cha, nên gọi là Quán Đảnh. Mật Tông cũng có nghi lễ quán đảnh, dùng nước đă gia tŕ mật chú rưới lên đảnh, chia thành nhiều loại: truyền giáo quán đảnh, thọ giáo quán đảnh, diệt tội quán đảnh, thành tựu quán đảnh, cầu quả quán đảnh v.v…

 

[Trở về trang trước]