Home Page Image
 

 

  • Tịnh Tông lấy phương pháp "Thị tâm thị Phật, thị tâm tác Phật", nghĩa là "Tâm này là Phật, tâm này làm Phật." Miệng niệm Phật, tâm tưởng Phật đó chính là đang làm Phật
  • Kinh Vô Lượng Thọ là Pháp môn khiến cho chúng sanh bình đẳng thành Phật đệ nhất. Kinh khai ngộ bậc nhất, chứng quả bậc nhất
  • Phải nhất định thuộc Kinh Vô Lượng Thọ. Bắt đầu học, 1 đến 3 năm phải tụng 3000 biến, tụng thuộc lòng làm được nhớ Phật, có thể chân thật làm Phật

Pháp Sư Tịnh Không

 
     
sách nói

  1. Tập học thuộc lòng:     Kinh văn: Kinh Vô Lượng Thọ   |   Xem: YouTube!  |   Lấy xuống: 48 mp3
    Kinh Văn Audio YouTube Video Đại Lược (xem  Khái Niệm Tổng Quát)
    Trích từ Kinh Vô Lượng Thọ Chú Giải của Lão cư sĩ Hoàng Niệm Tổ
    1 1. Pháp hội thánh chúng (法 會 聖 眾)
    Trong phẩm thứ nhất, dùng Tín, Văn, Thời, Chủ, Xứ, Chúng, sáu thứ thành tựu để chứng tín kinh này. Giống như kinh Pháp Hoa, chúng đại tỳ-kheo trong kinh này là một vạn hai ngàn vị trỗi vượt hẳn các kinh khác. Hơn nữa, giống như kinh Hoa Nghiêm, Phổ Hiền Bồ Tát là vị Thượng Thủ đầu tiên của kinh này. Rõ ràng, kinh này tương đồng hai kinh Viên Giáo vừa nói trên.
    2

    2. Ðức tuân Phổ Hiền (德 遵 普 賢)

    Phẩm thứ hai nói chi tiết thêm về các vị thánh chúng đã được đề cập trong phẩm trên. Ðầu phẩm này, trong hàng Bồ Tát, lại nêu lên mườisáu vị Chánh Sĩ thượng thủ như Hiền Hộ v.v... Cuối phẩm cũng nêu ba chúng kia và chư thiên đại chúng nhằm bổ túc Chúng Thành Tựu trong sáu thứ thành tựu đã được nói trong phẩm đầu. Ðập ngay vào mắt chúng ta là tên của phẩm này là Ðức Tuân Phổ Hiền, ngụ ý: Vô lượng vô biên các đại Bồ Tát đến hội đều cùng tuân tu Phổ Hiền đức. “Phổ Hiền đức” thật ra vô lượng, nhưng điểm cốt lõi lại chính là “mười đại nguyện vương dẫn dắt về Cực Lạc”. Ðó là điểm trọng yếu của phẩm này.
     3

    3. Ðại giáo duyên khởi (大 教 緣 起)

    Trong phần này, Như Lai hiện tướng lành, phóng quang, A Nan hoan hỷ thưa hỏi, Thế Tôn đáp thẳng vào điều nghi, diễn xuất một bộ pháp bảo quảng đại, viên mãn, giản dị, nhanh tắt, phương tiện rốt ráo, hy hữu bậc nhất, khó được gặp gỡ là kinh Phật Thuyết Ðại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Ðẳng Giác.
    4

    4. Pháp Tạng nhân địa (法 藏 因 地)

    Phẩm thứ tư tiếp theo đây sẽ nói về nhân duyên phát tâm học đạo của tỳ-kheo Pháp Tạng trong khi tu nhân
    5

    5. Chí tâm tinh tấn (至 心 精 進)

    Phẩm này tiếp ý phẩm trước. Pháp Tạng Bồ Tát phát đại nguyện rằng: Tôi đã phát tâm Vô Thượng Chánh Giác, lúc tôi thành Phật, quốc độ, Phật hiệu đều nổi tiếng mười phương, hết thảy hữu tình cho đến cả các loài trùng bọ hễ sanh vào nước tôi đều thành Bồ Tát, chẳng có thừa nào khác [ngoài Bồ Tát Thừa] và nguyện rằng do Nhất Thừa nguyện hải vừa được phát khởi ấy cõi nước của tôi sẽ siêu việt vô số cõi Phật. Thế Gian Tự Tại Vương Như Lai đáp ứng lời thỉnh, hiện cho Pháp Tạng thấy hai trăm mười ức cõi Phật. Pháp Tạng liền tu tập siêng gắng trong năm kiếp, kết thành nguyện thù thắng, nhiếp thọ cõi nước vượt trội xa cả hai trăm mười ức Phật sát ấy. Do vậy, phẩm này mang tên Chí Tâm Tinh Tấn.
    6

    6. Phát đại thệ nguyện (發 大 誓 願)

    Trong phẩm này, Pháp Tạng Bồ Tát tuân lời Phật dạy, đối trước đại chúng tuyên thuyết đại nguyện thù thắng do chính mình đã phát. Ðại thệ nguyện này diệu đức khó lường như sách Bình Giải nhận định: “Bốn mươi tám nguyện công đức thành tựu chỉ quy vào một Chánh Giác, tức là Nam Mô A Di Ðà Phật. Ðấy gọi là hoằng thệ bổn nguyện hải, cũng gọi là bi nguyện Nhất Thừa. Ðấy chính là công đức Chánh Giáccủa Di Ðà vậy. Công đức của Chánh Giác chẳng thể nghĩ bàn là vì thệ nguyện chẳng thể nghĩ bàn. Do vậy, tác phẩm Hành Quyển dùng đến ba mươi sáu câu để khen ngợi thệ nguyện chẳng thể nghĩ bàn nhằm hiển

    dương công đức rộng lớn của Chánh Giác. Sách viết: ‘Kính giãi bày cùng hết thảy người vãng sanh, biển hoằng thệ Nhất Thừa là thành tựu vô ngại vô biên tối thắng thâm diệu bất khả tư nghị chí đức (đức cùng tột sâu mầu chẳng thể nghĩ bàn thù thắng nhất). Vì sao thế? Do thệ nguyện chẳng thể nghĩ bàn nên bi nguyện to lớn như hư không. Các diệu công đức rộng lớn vô biên, ví như cỗ xe lớn... cho đến như cơn gió lớn đi khắp thế gian chẳng bị chướng ngại, vượt khỏi thành tam hữu trói buộc, cho đến khai hiển phương tiện tạng, thật đáng phụng trì, thật đáng cúi lạy, nhận lấy vậy”.
    7

    7. Tất thành Chánh Giác (必 成 正 覺: Ắt thành Chánh Giác)

    Trước đức Thế Gian Tự Tại Vương Như Lai, tỳ-kheo Pháp Tạng nói bốn mươi tám nguyện xong, lại đối trước Phật nói kệ tụng để nhắc lại các nguyện ấy và thỉnh Phật chứng minh. Do đại nguyện của Ngài chân thành, sâu rộng, nên ngay khi ấy cảm được trời tuôn mưa hoa, đất chấn động. Trên không trung có tiếng khen rằng “nhất định thành Phật”.
    8

    8. Tích công lũy đức (積 功 累 德)

    Trong phẩm này, Pháp Tạng Bồ Tát phát nguyện xong, từ Nguyện khởi Hạnh: Trong vô lượng kiếp trụ chân thật huệ, gieo các cội đức, giáo hóa vô lượng chúng sanh trụ nơi đạo vô thượng, [khiến cho họ] đều phát tâm Vô Thượng Chánh Ðẳng Chánh Giác. Chẳng thể nói hết nổi công đức như thế nên phẩm này được đặt tên là “Tích Công Lũy Ðức”.
    9 9. Viên mãn thành tựu (圓 滿 成 就)
    Phẩm thứ chín này có tên là Viên Mãn Thành Tựu. Từ phẩm thứ tư đến phẩm thứ tám đều nói hạnh nguyện của Pháp Tạng Ðại Sĩ lúc tu nhân; từ phẩm này trở đi, kinh nói về quả đức thành tựu.
    10 10. Giai nguyện tác Phật (皆 願 作 佛: Ðều phát nguyện thành Phật)
    Phẩm này chỉ thấy trong hai bản dịch cổ: Hán dịch và Ngô dịch.  Trong phẩm này có hai nghĩa trọng yếu:
    1. Một là những người như vương tử A Xà Thế nghe kinh hoan hỷ, phát nguyện được thành Phật như A Di Ðà Phật, đức Thích Ca liền chứng minh cho họ. Ðiều này cho thấy chúng ta ngày nay được nghe kinh này thì cũng sẽ phát khởi được đại nguyện như vương tử A Xà Thế.
    2. Hai là Phật bảo những vị vương tử ấy trong vô lượng kiếp đã tu Bồ Tát đạo, trong kiếp quá khứ từng làm đệ tử Phật nên nay lại gặp gỡ, ngụ ý: Hết thảy các pháp chẳng lìa nhân duyên, nên chúng ta ngày nay được nghe kinh này, nghe diệu pháp Tịnh tông thì ắt cũng phải là trong nhiều kiếp đến nay đã từng được bậc đạo sư hai cõi giáo hóa tế độ, nên ngày nay mới hưởng được nhân duyên thù thắng đến thế này.
    11 11. Quốc giới nghiêm tịnh (國 界 嚴 凈)
    Tường thuật sự trang nghiêm của y báo
    12 12. Quang minh biến chiếu (光 明 徧 照: Quang minh chiếu khắp)
    Phẩm thứ mười hai này và phẩm mười ba tiếp theo đây sẽ nói về chánh báo trang nghiêm. Quang minh chiếu khắp nghĩa là thân trọn khắp mười phương; thọ mạng vô lượng là cùng khắp cả ba đời.
    Phẩm này tán dương quang minh của Phật Di Ðà: Trước hết, tán dương quang minh của Phật Di Ðà thù thắng độc nhất, rồi nêu rõ nguyên nhân tại sao quang minh thù thắng. Tiếp đó, nêu lên mười hai danh hiệu quang minh thù thắng. Cuối cùng là trình bày diệu dụng thù thắng của quang minh.
    13 13. Thọ chúng vô lượng (壽 眾 無 量: Thọ mạng và hội chúng vô
    lượng)
    Phẩm này tỏ rõ ba thứ vô lượng: Một là Phật thọ vô lượng, hai là hội chúng (đại chúng trong pháp hội) nhiều vô lượng, ba là thọ mạng của đại chúng trong pháp hội cũng vô lượng. Ðiều thứ nhất là Pháp Thân đức, điều thứ hai là đại nguyện trọn khắp, điều thứ ba là chủ bạn giống hệt nhau, chân thật chẳng thể nghĩ bàn.
    14 14. Bảo thụ biến quốc (寶 樹 徧 國: Cây báu khắp cõi nước)
    Phẩm này lại tường thuật về y báo trang nghiêm của cõi Cực Lạc:
    Cây bằng bảy báu thành hàng khắp cả cõi nước. Các cây báu đó hoặc chỉ do một thứ báu tạo thành, hoặc do nhiều thứ báu hợp thành. Cây nào cũng chỉnh tề trang nghiêm, quang sắc đẹp đẽ lạ lùng, gió lay liền tấu
    nhạc, âm điệu hòa nhã. Ðấy chính là nguyện thứ mười bảy “cây vô lượng sắc” được thành tựu.
    15 15. Bồ Ðề đạo tràng (菩 提 道 場)
    Cây Bồ Ðề được nói trong phần này chính là cây đạo tràng nói trong nguyện bốn mươi mốt. Trước hết, kinh nói đến hình tướng cây to lớn trang nghiêm, rồi tường thuật cây có diệu đức khó nghĩ lường; cuối cùng là nói rõ nguyện lực của Di Ðà, nêu quả để làm sáng tỏ cái nhân.
    16 16. Đường xá lâu quán (堂 舍 樓 觀: Nhà, viện, lầu, quán)
    Phẩm này gồm hai điểm chính: Một là chỗ cư ngụ của Phật và Bồ Tát; hai là Bồ Tát tùy ý tu tập, từ nhân đắc quả, tự do hành đạo, đều đại hoan hỷ. 
    17 17. Tuyền trì công đức (泉 池 功 德: Công đức của ao, suối)
    Phẩm này trình bày công đức chẳng thể nghĩ bàn của các ao suối nơi cõi Cực Lạc:
    1. Trước hết là những đặc tánh tổng quát của những ao ấy và những tướng trạng riêng biệt như kích thước, tánh chất của nước, cây mọc bên bờ ao, hoa nở trong ao…
    2. Ao tuyên dương diệu pháp, thành thục thiện căn.
    3. Chúng sanh trong mười phương sanh về Cực Lạc đều hóa sanh trong ao hoa sen.
    18 18. Siêu thế hy hữu (超 世 希 有)
    Phẩm này nói rõ y báo và chánh báo cõi ấy đều vượt xa thế gian, thật là hy hữu.
    19 19. Thọ dụng cụ túc (受 用 具 足: Thọ dụng đầy đủ)
    Phẩm này mang tên “Thọ Dụng Cụ Túc” vì tất cả chúng sanh cõi ấy đều “hình mạo đoan nghiêm, phước đức vô lượng, trí huệ minh liễu, thần thông tự tại” (hình dung diện mạo đoan nghiêm, phước đức vô lượng, trí huệ sáng suốt, thần thông tự tại); những thứ thọ dụng như vậy đều đầy đủ cả. Những phẩm trước chỉ nói chung chung là thân tâm của chánh báo, phước đức thù thắng của y báo đều siêu thắng hy hữu; phẩm này đặc biệt nói rõ về “phước đức vô lượng”, y phục, thức ăn, cung điện thảy đều “ứng niệm hiện tiền, vô bất cụ túc” (theo ý nghĩ liền xuất hiện trước mặt, không gì là chẳng đầy đủ).
    20 20. Đức phong hoa vũ (德 風 華 雨: Gió đức mưa hoa)
    Gió viên minh trọn đủ đức nên gọi là “đức phong”; hoa mầu nhiệm phấp phới rơi xuống như mưa nên gọi là “hoa vũ”. Hoa, gió, hương, ánh sáng nơi cõi Phật ấy đều cùng làm Phật sự tự nhiên tăng thượng chẳng thể nghĩ bàn.
    21 21. Bảo liên Phật quang (寶 蓮 佛 光: Hoa sen báu và quang minh của Phật)
    Phẩm này thuật rõ hoa sen báu trong cõi Phật ấy, mỗi hoa có quang sắc vi diệu. Trong mỗi quang minh lại hóa hiện ngàn ức vị Phật.  Mỗi vị Phật nói diệu pháp, an lập vô lượng chúng sanh. Các thứ công đức vô tận chẳng thể nghĩ bàn như thế ấy.
    22 22. Quyết chứng cực quả (決 證 極 果)
    Phẩm này tổng kết sự thanh tịnh trang nghiêm của thế giới Cực Lạc: Cảnh và trí ngầm khế hợp nhau, nhân quả đồng nhất. Những người vãng sanh do trong tâm không có ý tưởng phân biệt là lấy hay bỏ nên bên ngoài đều xa lìa các cảnh phân biệt. Do chẳng phân biệt nên thanh tịnh bình đẳng, chỉ thọ hưởng sự vui sướng tối thượng, trụ trong Chánh Định Tụ, quyết chứng cực quả: Di Ðà bổn nguyện cứu cánh viên mãn.
    23 23. Thập phương Phật tán (十 方 佛 讚: Mười phương Phật khen ngợi)
    Phẩm này gồm ba ý chính:
    1. Mười phương chư Phật khen ngợi.
    2. Thâm ý những lời khen của chư Phật.
    3. Công đức chẳng thể nghĩ bàn của nhất niệm tịnh tín.
    24 24. Tam bối vãng sanh (三 輩 往 生: Ba bậc vãng sanh)
    Phẩm trước là mười phương chư Phật khen ngợi, đó chính là kết quả của nguyện “chư Phật khen ngợi”. Ấy là vì chư Phật muốn cho chúng sanh nghe danh hiệu phát tâm, ức niệm, thọ trì, thỏa nguyện được vãng sanh. Phẩm này bàn về các loại nhân hạnh để vãng sanh. Phàm phu sau khi nghe danh hiệu Phật liền phát tâm. Do tín nguyện có sâu - cạn nên phát tâm có lớn hay nhỏ, trì tụng nhiều hay ít, tu tập có siêng, lười nhiều nỗi sai khác. Túc căn của chúng sanh có vô lượng sai biệt; phước đức, nhân duyên lại càng sai khác hơn nữa. Người người khác nhau, kẻ kẻ bất đồng. Do đó, đã có vô lượng chúng sanh trong mười phương vãng sanh thì phẩm loại của họ cũng phải vô lượng. Trong vô lượng thứ bậc ấy, nói một cách tổng quát thì gồm có ba bậc. Dẫu phẩm loại của những người vãng sanh thật khác xa nhau, nhưng khi luận đến cái nhân chủ yếu để vãng sanh thì chẳng gì khác hơn là “phát Bồ Ðề tâm, một bề chuyên niệm A Di Ðà Phật”. Ðấy chính là cương tông của toàn bộ kinh này, là chìa khóa để vãng sanh Cực Lạc.
    25 25. Vãng sanh chánh nhân (往 生 正 因: Chánh nhân của sự vãng sanh)
    Trong phẩm trước, kinh chú trọng phẩm vị sau khi vãng sanh chứ chưa bàn chi tiết về những nhân hạnh để được vãng sanh. Vì vậy, phẩm này lại bàn rộng thêm về chánh nhân vãng sanh và được đặt tên là Vãng Sanh Chánh Nhân. Hai phẩm này cùng tạo thành cái cốt lõi của kinh, hỗ trợ lẫn nhau: Phẩm trên tuy chỉ nói đến sở hạnh của ba bậc vãng sanh, nhưng đó cũng là một phần của chánh nhân vãng sanh. Ba bậc vãng sanh chính là quả của những chánh nhân sẽ được nói đến trong phẩm này.
    Ða số các chánh nhân được nói trong phẩm này đều giống với các Tịnh nghiệp được dạy trong Quán kinh. Quán kinh dạy:

    ([Muốn] sanh về nước ấy thì nên tu ba phước:
    - Một là hiếu dưỡng phụ mẫu, phụng sự sư trưởng, từ tâm chẳng giết, tu mười thiện nghiệp.
    - Hai là thọ trì Tam Quy, đầy đủ các giới, chẳng phạm oai nghi.
    - Ba là phát Bồ Ðề tâm, tin sâu nhân quả, đọc tụng Ðại Thừa, siêng năng tinh tấn tu hành.

    Ba sự ấy gọi là Tịnh nghiệp. (Lại có ba hạng chúng sanh sẽ được vãng sanh. Những gì là ba?
    - Một là từ tâm chẳng giết, đủ các giới hạnh.
    - Hai là đọc tụng kinh điển Phương Ðẳng Ðại Thừa.
    - Ba là tu hành sáu niệm, hồi hướng phát nguyện, nguyện sanh cõi ấy.

    Ðầy đủ các công đức đó trong một ngày cho đến bảy ngày thì được vãng sanh).
    26 26. Lễ cúng thính Pháp (禮 供 聽 法)
    Phẩm này mang tên Lễ Cúng Thính Pháp vì “lễ cúng” là các đại Bồ Tát trong mười phương thế giới đều đến thế giới Cực Lạc lễ bái, cúng dường A Di Ðà Phật; “thính pháp” là đức A Di Ðà Phật nghĩ thương những vị đó nên tuyên dương diệu pháp; mười phương Ðại Sĩ hoan hỷ nghe nhận. Việc A Di Ðà Phật thuyết pháp nói trong phẩm này chính là do đức Thích Tôn kể lại, nhưng bậc đạo sư hai cõi chẳng hai, chẳng khác. Lời đức Thích Ca nói nào khác chính miệng A Di Ðà Phật dạy! Vì thế, nay chúng ta đọc kinh này nào khác với người được đích thân dự pháp hội nghe pháp. Cuối phẩm này, đức Thích Ca lại khen các Ðại Sĩ đến nghe pháp đã tự lợi mình, lợi người, thọ ký họ sẽ thành Phật.
    27 27. Ca thán Phật đức (歌 嘆 佛 德: Khen ngợi Phật đức)
    Phẩm trước là mười phương Chánh Sĩ đến cõi Cực Lạc lễ bái, cúng dường, thuyết pháp. Phẩm này là Bồ Tát cõi Cực Lạc đến khắp mười phương, lễ kính, cúng dường chư Phật rồi lại trở về cõi mình nghe giảng diệu pháp. Phẩm này cũng nói về việc chư thiên cúng dường các đức Phật.
    28 28. Ðại sĩ thần quang (大 士 神 光)
    Phẩm này nói về thần thông, quang minh của các bậc Ðại Sĩ cõi Cực Lạc. Trong các thánh chúng, đặc biệt nêu rõ Quán Thế Âm Bồ Tát và Ðại Thế Chí Bồ Tát là cao tột bậc nhất. Oai thần, quang minh, công đức lợi sanh của hai vị đều vượt xa các bậc thánh khác.
    29 29. Nguyện lực hoằng thâm (願 力 宏 深: Nguyện lực sâu rộng)
    Phẩm này chỉ rõ tất cả các vị Bồ Tát trong cõi ấy đều có nguyện lực rộng sâu, quyết định nhất sanh bổ xứ. Nếu vị nào có bổn nguyện vì cứu độ chúng sanh nên tuy sanh trong cõi Cực Lạc nhưng chẳng bỏ rơi hữu tình trong đời ác thì vào trong sanh tử cứu độ quần sanh, muốn cho hết thảy chúng sanh trong mười phương đều được vãng sanh, đều sẽ thành Phật, lần lượt cứu độ lẫn nhau chẳng có cùng tận. Cuối phẩm này lại tán thán Vô Lượng Thọ Phật ân đức vô cực.
    30 30. Bồ Tát tu trì (菩 薩 修 持)
    Từ phẩm hai mươi tám đến phẩm ba mươi hai của kinh này đều nói về diệu đức của Bồ Tát trong cõi Cực Lạc. Phẩm này đặc biệt chú trọng đến diệu hạnh tự giác, giác tha của hàng Bồ Tát: Độ khắp các chúng sanh, diễn thuyết chánh pháp; dùng vô ngại từ, vô ngại huệ để hiểu pháp là Như Như; bình đẳng tu hành siêng năng trong tam giới, các hạnh thù thắng rốt ráo Nhất Thừa, đạt tới bờ kia… Hai phẩm ba mươi mốt và ba mươi hai giảng về công đức và diệu quả của những hàng Bồ Tát ấy. Phật thuyết ra pháp này là muốn cho chúng sanh trong mười phương sanh lòng hân hoan, hâm mộ, cầu sanh Cực Lạc hòng được cùng ở chung một chỗ với những bậc thượng thiện nhân như vậy để tu tập viên mãn những công đức như vậy.
    31 31. Chân thật công đức (真 實 功 德)
    Phẩm này tiếp nối phẩm trước, tiếp tục nói về những diệu đức tự lợi, lợi tha của bậc Bồ Tát cõi Cực Lạc. Phẩm này gồm ba phân đoạn chính:
    1. Dùng thí dụ để làm sáng tỏ ý nghĩa.
    2. Trình bày công đức của Thật Tướng.
    3. Ðược Phật tán thán.
    32 32. Thọ lạc vô cực (壽 樂 無 極: Thọ mạng và niềm vui vô cực)
    Phẩm này nói đến tuổi thọ và sự vui sướng nơi cõi Cực Lạc đều vô cực. Trước hết, kinh nói đến chúng hội thù thắng nơi cõi ấy, khuyến dụ chúng sanh nên thân cận. Tiếp đó, kinh miêu tả những điều vi diệu trong cõi Cực Lạc để khuyến dụ vãng sanh.
    33 33. Khuyến dụ sách tấn (勸 諭 策 進)
    Phẩm trên đã chỉ rõ những điểm thù thắng siêu tuyệt, tịnh định, an lạc của cõi Cực Lạc nhằm làm cho chúng sanh ưa thích, hâm mộ, phát nguyện cầu sanh; phẩm này nói lên những điều tệ ác cõi Sa Bà:
    - Chúng sanh chướng nặng, ba độc lừng lẫy.
    - Do Si Hoặc nên tạo nghiệp, khổ báo vô tận, chìm đắm trong biển khổ, đau đớn không cách gì diễn tả nổi.
    Vì thế, Phật thương xót khuyên bảo nên chán lìa. Phật dạy răn, khuyên lơn chúng sanh nên dứt ác làm lành, tinh tấn hành đạo, cầu sanh An Lạc.
    34 34. Tâm Đắc Khai Minh (心 得 開 明: Tâm được khai minh)
    Trong phẩm này, ngài Di Lặc lãnh hội được ý chỉ của Phật, tâm được khai minh. Phật lại ban lời dạy: Một là đoạn Hoặc chướng niệm Phật, biết khổ tu thiện; hai là tự lợi, lợi tha, lần lượt cứu vớt nhau; ba là lại dạy về quả báo thù thắng của cõi Cực Lạc; bốn là đoạn trừ nghi ngờ để khỏi bị sanh vào biên địa.
    35 35. Trược thế ác khổ (濁 世 惡 苦)
    Phẩm này giảng rõ sự ác khổ trong cõi đời ô trược này. Ác là ngũ ác, Khổ là năm điều đau đớn, năm điều thiêu đốt. Phật khuyên dạy chúng sanh bỏ ác làm lành hầu lìa khổ, được vui. Tịnh Ảnh Sớ chép: “Năm giới để ngăn ngừa năm sự ác là giết hại, trộm cắp, tà dâm, nói dối, uống rượu. Tạo năm điều ác ấy thì hiện đời bị phép vua trị tội, thân gặp ách nạn, nên bảo là năm sự đau đớn. Do năm điều ác đó, trong đời vị lai sẽ chịu quả báo trong tam đồ nên gọi là năm sự đốt”. Ngũ Ác là nhân của sự ác. Ngũ Thống là hoa báo, Ngũ Thiêu là quả báo. Gia Tường Sớ lại giảng năm điều ác như sau: “Vì sao chỉ nói đến năm điều này? Do người đời thích gây tạo [năm điều ấy] nên mới riêng nêu lên”.
    36 36. Trùng trùng hối miễn (重 重 誨 勉: Bao lượt khuyên lơn)
    Trong phẩm này, vì chiết phục chúng sanh ác nghiệp nên đức Phật lại chỉ bày, khuyên lơn. Trước hết Ngài giảng rõ về nhân ác quả ác để chúng sanh biết mà kiêng sợ. Cuối phẩm, Ngài lại khuyên nên đoan chánh thân tâm, chẳng quên công phu để khỏi phải hối hận.
    37 37. Như bần đắc bảo (如 貧 得 寶: Như kẻ nghèo được của báu)
    Trong phẩm trước, đức Phật nói đến những điều ác khổ để chiết phục chúng sanh, khuyên răn chúng sanh bỏ ác; trong phẩm này, đức Phật nói đến những nhân quả lành để nhiếp thọ chúng sanh, khuyên lơn họ tinh tấn đi theo đường lành, dứt bỏ ác hạnh nhằm “nhổ dứt cái khổ sanh tử”, “đạt sự an vui vô vi”.
    38 38. Lễ Phật hiện quang (禮 佛 現 光)
    Phẩm này nói rõ từ ân vô cực của bậc đạo sư hai cõi, gia bị hết thảy chúng hội khiến cho khắp tất cả được tận mắt thấy y báo và chánh báo trang nghiêm của cõi Cực Lạc.
    39 39. Từ Thị thuật kiến (慈 氏 述 見 - Di Lặc Bồ Tát thuật lại những điều chính mình đã thấy)
    Tông chỉ của phẩm này là chứng tín, trừ nghi. Ngài Từ Thị thuật lại những điều mình thấy nhằm xác chứng lời Phật dạy vô cùng chân thật. Ấy là bởi đại chúng chỉ biết được những điều trang nghiêm của y báo cõi Cực Lạc qua lời Phật giảng nên ở đây ngài Di Lặc bèn tường thuật những điều chính mắt Ngài thấy cho thánh chúng hiện diện trong pháp hội được biết.
    Ngài còn nêu lên việc mình thấy những chúng sanh bị rớt vào hàng Thai Sanh trong nghi thành để chỉ rõ nỗi tai hại của lòng nghi hoặc.
    40 40. Biên địa, nghi thành (邊 地 疑 城)
    Phẩm này giảng về cái nhân của Thai Sanh, khuyên nên sanh lòng tin sâu xa hầu khỏi đọa vào nghi thành biên địa: Trong năm trăm năm chẳng được thấy Phật và Tăng, chẳng được nghe kinh pháp. Ngài Vọng Tây nói: “Biên Ðịa và Thai Sanh đồng Thể khác tên”.
    41 41. Hoặc tận kiến Phật (惑 盡 見 佛 - Hết phiền não sẽ gặp Phật)
    Phẩm này tiếp tục khuyên hành giả phải đoạn nghi trừ hoặc. Trước hết, Phật dùng ngay chuyện vương tử bị tù làm thí dụ. ..chẳng cần biết là trong thời gian năm trăm năm hay phải đến cuối thời gian ấy; cứ hễ khi nào tội lỗi cũ đã tiêu diệt hoàn toàn thì mới được giải thoát.
    42 42. Bồ Tát vãng sanh (菩 薩 往 生)
    Cả ba bậc vãng sanh cùng với nghi thành được nói trong những phẩm trước đều là việc vãng sanh của hạng phàm phu; phẩm này giảng rộng về việc thập phương Bồ Tát vãng sanh số đến vô lượng nhằm chỉ rõ diệu pháp Tịnh Ðộ thâu nhiếp cả phàm lẫn thánh, độ cả lợi căn lẫn độn căn, khuyên khắp chúng sanh cầu sanh Tịnh Ðộ.
    43 43. Phi thị Tiểu Thừa (非 是 小 乘 - Chẳng phải là Tiểu Thừa)
    Phẩm này là phẩm đầu trong phần Lưu Thông, chỉ khuyên trì danh. Ðây chính là hội Quyền quy Thật, thâu ngọn trở về gốc.
    Bổn nguyện của đức Di Ðà thật sự là mong mỏi chúng sanh một bề chuyên niệm danh hiệu A Di Ðà Phật, nên nay trong phần Lưu Thông bèn riêng bày Phật nguyện, độc xướng Trì Danh để phổ khuyến lưu thông. Bởi lẽ đó, phần Lưu Thông này được gọi là Hậu Thiện.

    “Tâm vô hạ liệt” (Tâm không hèn kém) là có thể tin tưởng thiện căn của chính mình. “Diệc bất cống cao” (Cũng chẳng ngạo nghễ) là tin vào Phật trí, ba thứ tâm, Phật và chúng sanh không sai biệt. “Thành tựu thiện căn” (Thành tựu căn lành) là như trong bản khắc trên đá của kinh Tiểu Bổn đời Lục Triều đã chép: “Dĩ xưng danh cố, tức đắc đa thiện căn, phước đức, nhân duyên” (Do vì xưng danh nên liền được nhiều thiện căn, phước đức, nhân duyên). “Tất giai tăng thượng” (Thảy đều tăng thượng) là tịnh niệm tiếp nối, tinh tấn không thôi nên các thiện căn thảy đều tăng thêm.

    Đức Phật lại tán dương những người niệm Phật như thế “ư ngã pháp trung, đắc danh đệ nhất đệ tử” (ở trong pháp ta đáng được gọi là đệ tử bậc nhất). Vì cớ sao? Vì pháp môn Niệm Phật thật là bậc nhất, thật khó tin nhất. Ðối với “nhất thiết thế gian nan tín chi pháp” (pháp hết thảy thế gian khó tin được nổi này) mà sanh nổi lòng tin chân thật, phụng hành đúng như lời dạy thì đáng xưng tụng là bậc nhất vậy.
    44 44. Thọ Bồ Ðề ký(受 菩 提 記)
    Trong phẩm này, trước hết là nói đến việc thuyết pháp được lợi ích; tiếp đó nói: Do chẳng nghe nên bị thoái chuyển và khuyên nên giảng thuyết cho người khác. Cuối cùng là thọ ký Bồ Ðề.

    “Quảng vị tha thuyết” (Rộng vì người khác nói): Phần dưới cũng nói: “Vị tha diễn thuyết” (Vì người khác diễn nói) và cuối phẩm này có câu “chuyên tâm tín thọ, trì tụng thuyết hành” (chuyên tâm tin nhận, trì tụng, nói, hành); những câu như vậy đều là lời phổ khuyến hãy diễn nói, hoằng dương kinh này và pháp môn Tịnh Ðộ. Phần này chính là phần Lưu Thông nên trong phẩm này, đức Phật khuyên ta hãy nên diễn nói để kinh này được lưu truyền rộng khắp.

    ...Phật lại thọ ký rằng: “Thị nhân dĩ tằng trị quá khứ Phật, thọ Bồ Đề ký” (Người ấy đã từng gặp gỡ các đức Phật quá khứ, được thọ ký Bồ Ðề). Phật ấn chứng những người như thế đều là người trong quá khứ đã từng ở trước chư Phật được thọ ký Bồ Ðề, đều sẽ thành Phật, lại còn được “nhất thiết Như Lai sở cộng xưng tán” (hết thảy Như Lai cùng khen ngợi).
    Cuối cùng, Phật khuyên khắp đại chúng nên “chuyên tâm tín thọ, trì tụng, thuyết hành” (chuyên tâm tin nhận, trì tụng, giảng nói, tu tập). Sách Tiên Chú viết: “Chuyên tâm là tâm chuyên nhất, chẳng xen tạp các niệm khác”. “Trì tụng” là thọ trì, đọc tụng. “Thuyết hành” là đúng như kinh mà nói, tuân theo đúng lời dạy mà thực hành.
    45 45. Độc lưu thử kinh (獨 留 此 經 - Riêng lưu lại kinh này)
    Phẩm này chỉ rõ trong tương lai các kinh diệt hết, Phật vì lòng từ bi “đặc lưu thử kinh, chỉ trụ bách tuế” (riêng lưu lại kinh này tồn tại một trăm năm).
    Ðiều này càng chứng tỏ diệu pháp thù thắng “phát Bồ Ðề tâm, một bề chuyên niệm” của kinh này thật sự là thuốc A Già Ðà để cứu vớt khắp các chúng sanh. Khi pháp diệt tận, chúng sanh nghiệp chướng càng sâu, chỉ còn biết cậy vào pháp này để thoát sanh tử, càng tỏ rõ pháp này là phương tiện rốt ráo chẳng thể nghĩ bàn.
    46 46. Cần tu kiên trì (勤 修 堅 持: Siêng tu giữ vững)
    Trong phẩm này, đức Thế Tôn phó chúc đại chúng thủ hộ kinh này, rồi lại dạy nên cứu giúp chúng sanh; kế đó dạy hạnh phải tương ứng với tín giải để cầu sanh Tịnh Ðộ.
    Chánh hạnh tu hành của Tịnh tông cốt yếu là Trì Danh, nhưng tu tập các môn khác và phát nguyện cầu sanh thì cũng được đức Di Ðà nhiếp thọ vượt ngang ra khỏi ba cõi. Vì thế, ở đây Phật nói “cầu sanh tịnh sát” để tổng kết toàn bộ những lời dạy trước đây.
    47 47. Phước huệ thỉ văn (福 慧 始 聞 - Phước huệ mới được nghe)
    Sau khi đức Thế Tôn nói trường hàng xong, Ngài bèn dùng kệ tụng để trùng tuyên ý trước. Trong phần kệ tụng này, Ngài lại nhắc lại điều sai, lẽ đúng, bác cái sai, đề cao cái đúng. Trong phần chỉ rõ cái đúng, lại gồm có ba phần: Một là tin vào vãng sanh; hai là Phật trí khó nghĩ lường; ba là niệm Phật đắc độ.
    48 48. Văn kinh hoạch ích (聞 經 獲 益 - Nghe kinh được lợi ích)
    Phẩm này nói về việc nghe kinh được lợi ích, chỉ rõ người nghe kinh được lợi ích khó thể nghĩ bàn. Sách Vô Lượng Thọ Khởi Tín Luận viết: “Do nghe kinh mà được lợi ích chẳng thể nghĩ bàn như vậy thì đều là do sức bổn nguyện của Vô Lượng Thọ Phật, mà cũng là do oai thần của đức Bổn Sư gia bị. Hễ có chúng sanh nào nghe được kinh này thì cũng sẽ đạt được lợi ích như thế”.
           
    Còn tiếp!!!       Lấy xuống tất cả 48 mp3 ...

   2.   Khái Niệm Tổng Quát   Sơ lược của 48 phẩm! (45 phút)
       (Trích lục từ Chú Giải của Lão CS Hoàng Niệm Tổ;  Việt dịch:  CS Như Hòa;  Giọng đọc:  Diệu Âm, TinhTong.org)

  3.  Giản Chú Dịch Giải (PS Tịnh Không, Việt dịch: CS Nguyên Trừng;  Người đọc:  Diệu Âm, TinhTong.org).  Sách Videos:

1 2 3
Disc 1:  Giới thiệu-p1 Disc 6:   Phẩm 13-19 Disc 11:  Phẩm 37-40
Disc 2:  Phẩm 2-3 Disc 7:   Phẩm 20-25 Disc 12:  Phẩm 41-45
Disc 3:  Phẩm 4-5 Disc 8:   Phẩm 26-30 Disc 13:  Phẩm 46-48
Disc 4:  Phẩm 6 Disc 9:   Phẩm 31-33                & Tri ân.  Kết thúc!
Disc 5:  Phẩm  7-12 Disc 10: Phẩm 34-36  
 

   Chú thích:  PS: Pháp Sư, CS: Cư Sĩ, HT: Hòa Thượng; TTHH: Tịnh Tông Học Hội
 email: banBienTap.tinhtong@gmail.com    Trang web của người học Phật sơ học ...