|
>Phẩm 1 - 3:
giới thiệu đề kinh
Phẩm 4 - 43:
chánh tông
Phẩm 44 - 48:
lưu thông
- HÀNH:
ÁP DỤNG VÀO SINH HOẠT HÀNG NGÀY
|
|
|
|
|
|
Thị Tâm Thị Phật,
Thị Tâm Tác Phật!
Tâm
này là Phật, Tâm này làm Phật!
|
|
|
|
|
|
KINH VÔ LƯỢNG THỌ >>
PhẦn 1: giỚi thiỆU ĐỀ KINH
BIỂU PHÁP CỦA 16 VỊ BỒ TÁT
ĐẲNG GIÁC TẠI GIA
|
Danh hiệu |
Công hạnh |
1 |
HIỀN HỘ |
- Hộ: hộ pháp; Hiền: hiền đức. Hiền Hộ Bồ Tát
đại biểu cho hộ trì Phật Pháp, hộ pháp phải có trí
tuệ và phải có đức hạnh. Là người hiền, chân thật,
quân tử.
- Hiền Hộ Bồ Tát dạy ta phải hộ pháp cho chính
mình - khéo gìn giữ chính mình. Ngày ngày đọc tụng
kinh điển, tư duy nghĩa kinh, thân khẩu ý không
bị lỗi lầm, không bị xoay chuyển.
- Biết tự trọng, biết gìn giữ mình thuận buồm
xuôi gió trên con đường Bồ Đề
- Hộ trì hoằng dương Phật Pháp bằng cách giúp
đỡ pháp sư trẻ lên bục giảng kinh mỗi ngày. Cư sĩ
đồng tu cùng bổn tông tu học với
vị pháp sư mới nên nghe pháp của pháp sư để khuyến
khích, tạo cơ hội cho pháp sư rèn luyện.
Nếu là trụ trì:
- Nếu là trụ trì của một đạo tràng phải làm hộ
pháp có trí huệ. Thỉnh mời pháp sư đến thuyết pháp
phải chọn pháp sư tương ưng với bổn tông tu học
của đạo tràng, nương theo cùng kinh luận - Tịnh
Độ 3 kinh (Kinh Hoa Nghiêm, Kinh Vô Lượng Thọ, Kinh
A Mi Đà) thì mới mời. Kẻo không sẽ làm động tâm
đồng tu.
- Trụ trì là người dẫn đầu đạo tràng, phải hộ
chánh, biết phòng ngừa nơi khác đến làm rối loạn
bốn chúng đồng tu.
- Biết tự trọng, bảo vệ pháp của mình thì bạn
là Hiền Hộ
- Hoàn toàn áp dụng vào bản thân thì mới có thọ
dụng đích thực! 16 vị Bồ Tát Đẳng Giác biểu
pháp là đức tu viên mãn
|
2 |
THIỆN TƯ DUY |
- Phải thường tư duy 3
điều:
- Bốn ân nặng: ân Tam Bảo, ân chúng sanh,
ân cha mẹ, ân quốc gia.
- Thường nghĩ đến nỗi khổ của chúng sanh.
Chúng sanh trong lục đạo luân hồi vô cùng đau
khổ, mê hoặc, điên đảo, ngu muội, tạo nghiệp
không thể ra khỏi. Thấy nỗi khổ của chúng sanh
chính là quay lại sẽ thấy nỗi khổ của chính
mình!
- Thường nghĩ đến nghiệp chướng sâu nặng của
mình từ vô thủy kiếp đến nay. Ngày nay có phước,
đang hưởng phước mà không tu phước lại còn tạo
tội nghiệp, thì phước tiêu, tội báo sẽ hiện
ra rất mau
- Thiện:
- Làm những việc tương ưng với chân như pháp
tánh - chân như pháp tánh chính là bộ kinh này
- Ý nghĩ, việc làm không ra khỏi phạm vi của
bộ kinh này, không phạm những lời giáo huấn
trong kinh
- Biết tự trọng, bảo vệ pháp của mình thì bạn
là Hiền Hộ. Tư tưởng kiến giải bạn thuần
chánh thì bạn là BT Thiện Tư Duy
|
3 |
HUỆ BIỆN TÀI |
|
4 |
QUÁN VÔ TRỤ |
- Quán: quán sát, không nghĩ (nghĩ thì rơi vào
tâm ý thức) Nghiên cứu là có tâm ý thức!
- Có trụ là sinh phiền não, chướng ngại
- Vô trụ:
- Vô trụ là thiện tư duy. Vô trụ tương ưng
với chân tướng
- Tùy duyên là tự tại - đại tự tại
- Không có ý niệm được mất, lấy bỏ
- Trong việc ăn uống sinh hoạt, không để lại
ấn tượng
- Sinh tâm:
- Định không có huệ thì không có tác dụng
- Huệ là sinh tâm, nhưng vô trụ
- Tự lợi không lợi tha thì tánh đức không
viên mãn
- Vô trụ, sinh tâm:
- Tuy nhiên nếu chưa đến được vô trụ, đừng
sanh tâm! Nếu không sẽ có vấn đề ngay!
- Đổi lại cho dễ hiểu:
sinh tâm vô trụ. Nghĩa
là có sinh tâm thì chỉ sinh "tâm vô trụ".
Chưa vượt qua khảo nghiệm, thì đừng để cảnh
giới làm ảnh hưởng.
- Người mới học có
nhiều quy củ cần tuân thủ. Càng làm Phật
pháp cao cấp càng mở rộng vì đã có định huệ
- Mọi cử chỉ hợp với phép tắc, hợp với lễ
độ. Pháp thân đại sĩ!
- Quán vô trụ: quán pháp thế gian
- Sinh tâm và vô trụ là một!
- Sinh tâm độ tất cả chúng sanh. Nhưng
không có chúng sanh nào được độ (vô trụ)
- Không đạt được thanh tịnh, bình đẳng, giác là
vì có tâm đố kỵ, tham sân si ...
- Công phu niệm Phật thành tựu - niệm Phật thành
khối!
- Nhất chân pháp giới là pháp giới vô trụ
- Hòa quang đồng trần với tất cả chúng sanh
- 53 tham - cải sự luyện tâm. Cảnh giới
nào cũng trải qua - hòa quang đồng trần
- Phải trải qua thi mới đáng tin
- Sự sự vô ngại, không
chướng ngại
|
5 |
THẦN THÔNG HOA |
- Thần Thông Hoa: luân, vô trụ là tâm của luân
- tâm vòng tròn là bất động
- Du bộ thập phương hành quyền phương tiện:
tùy loại hiện thân. Cần thân gì ngài hiện
thân ấy. Tùy theo ý niệm chúng sanh mà
thuyết pháp
- Thông: thông đạt - trí tuệ. Thông
tất cả sự việc thế gian
- Thần thông: người khác không thông, nhưng
bạn đươc
- Hoa: đại biểu lục độ vạn hạnh của Bồ Tát
- Quán vô trụ rồi thì nhất định phải sinh
tâm - phát tâm phổ độ chúng sanh
- Sinh tâm này không trở ngại thanh tịnh
- Cuộc sống vẫn thanh tịnh, tịch diệt.
- Không chúng sanh tướng: sự việc
mỗi ngày đều làm không ngưng nghỉ
- Giúp chúng sanh phá mê khai ngộ, lìa khổ
được vui
- Sau khi được tâm thanh tịnh thì giúp chúng
sanh bằng cách làm tấm gương
- Phải đem đạo lý, phương pháp, cảnh giới
của kVLT vào đời sống -- diễn không chút
tạo tác, dấu viết
|
6 |
QUANG ANH |
- Quang minh ánh pháp
- Học Phật cái tướng rất quan trọng. Toàn
thân phóng quang, tinh thần sung mãn thì mới được
- Hình tướng không tốt làm chướng ngại đến
hoằng pháp Phật pháp
- Tiếp xúc với quần chúng rộng lớn, thì hình
tướng trên cùng
- Hình tượng xuất phát từ sự tu trì đắc
lực
- Hòa nhan ái ngữ -> có nhiều quý nhân
giúp đỡ bạn.
- Hình tướng cá nhân, đoàn thể (tăng đoàn
- bốn chúng đệ tử - tại và xuất gia) đều phải
tốt
- Tăng già: hoà hợp chúng. Chúng:
hội quần chúng.
- Bốn người có thể tu lục hòa kính thì
là một tăng đoàn, bất kể tại gia hay xuất
gia. Chư Phật hộ niệm, Long Thiên
ủng hộ
- Trong nhà Phật, các hình tượng này cần xem
trọng. Đây chính là ... chuẩn mực
của thế giới
- Nhỏ là gia đình, lớn là quốc gia.
- Gia đình là hình tượng Phật pháp cho
cư sĩ tại gia. Học Phật nhất định là có
hình tượng tốt nhất
- Làm gương cho người khác bắt chước làm theo
đó là ta đã thành công
- Không nhân ngã thị phị, không "được,
thua," thân tâm phải thanh tịnh
- Khuyên làm công việc hoằng pháp lợi
sanh
- Giữ tâm báo ân, hoằng pháp lợi sanh.
Thường giữ tâm báo ân thì không trái với
chư Phật
- Cư sĩ tại gia phát tâm - chân tâm vì
lợi ích quần sanh, Phật Bồ Tát bảo hộ
- Chúng ta không có phước báu, nhưng A
Mi Đà Phật có nhiều, đây là chỗ dựa cho
ta. Lấy Mi Đà làm chỗ dựa.
- Bạn có nguyện, mà chưa có cảm ứng hiện tiền
là vì nghiệp chướng
- bạn sám hối: sửa đổi, không tái tạo, chân
thật phát tâm sám hối
- Sửa lỗi là đại thiện
|
7 |
BẢO TRÀNG |
- Bảo: Phát triển Phật pháp dùng vào phương
tiên khoa học hiện tại như Internet, TV để
lưu thông, truyền đạt Phật pháp phát triển toàn
cầu
- Tràng là cao huyệt
- Cấu trúc xã hội mới khiến cho cơ hội chúng sanh
nghe pháp càng ngày càng ít!
- Ta xây đạo tràng không cần lớn, nhưng phải
có thiết bị cao để có thể thâu pháp và phát
ra cho toàn thế giới
- Bảo Tràng tuyên dương pháp môn này
- Đọc tụng vì người diễn nói - Quang Anh & Bảo
Tràng. Nghĩa thú 2 vị: bất cứ trong ngành
nghề nào cũng phải làm cho tốt
|
8 |
TRÍ THƯỢNG |
- Trí tuệ viên mãn
- Chuyển phiền não thành Bồ Đề - trí thượng
Bồ Tát!
- Chuyển đời sống để có an vui, tự tại
- Duyên: 3 điều kiện mới viên mãn:
thiện căn, nhân duyên, phước đức mà được
sanh nước kia
- Gặp Phật pháp rồi (duyên đầy đủ) vậy
đời này có thay đổi được đời sống không?
Nếu bạn có thiện căn, phước đức, thì hiện
tại được lìa tất cả khổ, được vui
- Phật nhất định không giúp chúng ta tăng thêm
tham, sân, si. Giúp ta giác ngộ -> an vui
- Đời sống trí tuệ cao đẳng không phải ở giàu
có
- Quan hệ nhân quả nên Phật không giúp bạn
- Nhân nào quả đó
- Muốn sông lâu, thì tu nhân
- Tu nhân nỗ lực, dũng mãnh thì quả báo không
đợi đến đời sau
- Chuyển biến nhân quả của chính mình
- Nghiệp lực sai khiến rất đáng sợ
- Vua Đường Thái Tông giết anh/em mình
- Phong tục phương Tây ảnh hưởng không tôn trọng
nhân ái, tín nghĩa, hòa bình
- Nói lợi hại, có lợi thì đổi tâm, đạo nghĩa
không còn
- Làm sao bảo hộ mình thành tựu
- Không dùng cảm tình mà làm việc, phải dùng
trí tuệ cao độ
- Phải biết tri ân, báo ân
- Tâm địa phải bình hòa, nhất định tuân thủ
giáo huấn của Phật
|
9 |
TỊCH CĂN |
- TỊCH CĂN: định lực cao độ
- Tịch: thanh tịnh, tịch diệt
- Căn bản: buông bỏ vọng tưởng, phân biệt,
chấp trước
- Định từ huệ mà có. Định và huệ hỗ
trợ.
- Huệ: nhìn thấu, hiểu rõ chân tướng
sự thật
- Có thể như như bất động
- Càng thấu triệt thì định càng cao
- Nhìn thấu (huệ), buông bỏ phân biệt chấp
trước (định)
- Người sơ học nhất định phải giữ răn dạy
của Phật, sau này khi có trí huệ rồi thì Phật
không phải chăm lo
- Danh hiệu các ngài là hàm nghĩa vô lượng, vô
biên
- Trang nghiêm hoàn cảnh đời sống chính mình
- Giáo huấn của Phật pháp không giống giáo
huấn của người đời vì dựa trên sự từ bi và nhẫn
nhục
- 3 nền tảng tu tập của Tịnh Tông: Tín, Nguyện,
Hạnh
- Tin: bộ kinh VLT do A Mi Đà Phật nói qua
y chánh trang nghiêm có tánh, nhân, quả. Biết
áp dụng
- Thực tiễn vào cuộc sống được thì mới
gọi là tin
- Tâm thanh tịnh là đại phước báu
|
10 |
TÍN HUỆ
|
|
11 |
NGUYỆN HUỆ |
|
12 |
HƯƠNG TƯỢNG |
- Nguyện hạnh có lực
- 3 điều kiện cần thiết, thiếu một không được.
Đầy dủ tín, nguyện, hạnh thì nhất định vãng sanh
|
13 |
BẢO ANH |
- Tinh hoa ở trong bảo - Di Đà Nguyện Hải
- Lấy nguyện Phật A Mi Đà làm tinh hoa
- Bạn đầy đủ, tin sâu nguyện chắc thì nhất định
vào biển nguyện Di Đà. thành tựu đại viên
mãn
- Thọ ký vãng sanh thành Phật
|
14 |
TRUNG TRỤ |
- Di Đà Nguyện Hải là pháp hội của Phật AMiĐa
- Thân thể còn ở thế gian này vậy làm sao
tương ưng với kinh
- Ta chưa đến nhưng phải trải qua đời sống
giống các thượng nhân ở Tây Phương Cực Lạc
- TRUNG: Tâm ở Trung Đạo, không có tâm thiên lệch
- Tất cả đêu phải nắm được. trung. Không
thiên vào không, vào có; không chánh, không
tà; thiện ác; phải quấy
- Tà pháp không bài trừ - hy vọng tà cũng
quay về đường chánh. Nếu bạn không
thể để tà quay vào chánh nhưng đã phát ý viên
thành thì viên mãn công đức - có tâm là được
rồi!
- Phải biết được dùng trung đạo
- Tịnh niệm liên tục
- niệm không nhất định phải niệm ra
tiếng. Kim Cang trì - miêng; trong lòng
có Phật, không máy miệng không ra tiếng.
Thân tâm thế giới nhất định không xen tạp
- Tịnh (không xen tạp) tương tục là công phu
không gián đoạn
- Pháp sư tập giảng kinh:
- Lúc đang niệm Phật, không nghĩ tưởng đến
việc giảng. Phật niệm xong rồi được Phật
lực gia trì sẽ khai mở trí tuệ Người khéo
dụng tâm dùng một tâm!
- TÂM CHUYÊN NHẤT LÀM MỘT VIỆC thì việc gì
cũng xong. Nhanh và tự tại
- Tâm chánh, ngôn chánh, hạnh chánh
- thì thế gian có mắng cũng không thành vấn
đề. Phật còn bị mắng, ta có quan hệ gì!
- Ta phải tiếp nhận người mắng, không nên
có một câu biện bạnh, họ nhục mạ thì cảm ơn
họ, ai mà không là ân nhân - như bài kệ hồi
hướng nói: "Trên đền bốn ơn nặng"
- Công phu tức niệm, ky niệm - không niệm cùng
niệm là một - pháp môn không hai là cảnh giới của
pháp thân đại sĩ
- Tận hư không, khắp pháp giới là chính mình -
chân tướng - chứng được pháp thân thanh tịnh ->
thành Phật - Duyên Giáo Sơ Trụ Bồ Tát
- Tâm đại từ bi:
- Vô duyên đại từ - quan tâm thương yêu không
điều kiện
- Đồng thể đại bi - một tâm một pháp giới
|
15 |
CHẾ HÀNH |
- Hành: hành vi sinh hoạt, làm sao biết tiết chế.
Chế là biết sửa đổi - chân thật tu hành
- Người không phải thánh nhân thì không sao mà
không có lỗi! Biết lỗi là giác ngộ, sửa lỗi
là công phụ
- Chế hạnh là công phu
- Tuân thủ nguyên tắc Trung Trụ (học vấn) & Chế
hạnh
|
16 |
GIẢI THOÁT |
- GIẢI THOÁT
- Là đạt được quả báo của hiện tại
- Giải trừ được phiền não, lo lắng, vướng
bận.
- Hạnh phúc việc làm thuận thợi thành công,
xã hội an định, quốc gia giàu mạnh, hòa bình
- Phương pháp để làm được đều ở trên kinh Đại
Thừa
- Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh có
thể giải quyết được các vấn đề bất đồng trong
ngôn ngữ
- Không thể thấy trăng quên đèn - lợi ích có tốt
hơn không động tâm - không đắm vào danh văn lợi
dưỡng thì xã hội an định
- TGTPCL - pháp giới nhất chân
- Muốn bắt lấy phải y giáo phụng hành - mỗi ngày
đọc kinh, học thuộc để lý giải
- 3 bậc chín phẩm: Hòa thượng Tịnh Không nói,
nếu ta theo trong kinh này mà làm được
- 100% - thượng thượng phẩm vãng sanh - vì
tâm nguyện, giả hạnh đều tương ưng với kinh
- 90% - thượng phẩm trung sanh
- 80%: thượng phẩm hạ sanh
- Làm được 20% thì có thể vãng sanh hạ hạ
phẩm
- Phải nỗ lực làm 100% - khó là vọng tưởng,
phân biệt, chấp trước
|
16 |
PHỔ HIỀN |
- Bồ Tát Phổ Hiền là vua
trong các Bồ tát
- Phổ Hiền Đại Sĩ Chi Đức
là Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm (ĐPQPHN) Kinh
- Bồ Tát Phổ Hiền được xếp thứ nhất, Văn Thù là
thứ hai
- Kinh Vô Lượng Thọ chân thật
là Hoa Nghiêm - là tinh hoa của Hoa Nghiêm
- Kinh Hoa Nghiêm nói tỉ mỉ
và rộng của kinh Vô Lượng Thọ
- Câu này là toàn thể ĐPQPHN kinh
- BT Phổ Hiền - mười đại nguyện vương - 10 tu
hành trong kinh HN
- BT Phổ Hiền - vô lượng vô biên đức h.anh
- 10 tổng cương lĩnh này
- Bồ Tát không tu hạnh Phổ Hiền thì không
viên mãn
- Lễ kính chư Phật - giáo học nhà Phật lễ
kính là trước tiên - nhà Nho cũng vậy - lưu
xuất tự nhiên từ trong tánh đức
- Nhà Nho & Phât pháp chưa từng hội đàm
mà tương đương
- Lễ: ngoài, kính: trong
- Cung kính vơi Amida và tất cả chúng
sanh như nhau thì là tu hạnh Phổ Hiền -
tâm bình đẳng
- Chúng sanh có ân oán, nhục mạ, vv. đều
là Phật!
- Tất cả Chúng sanh đều có Phật tánh -
nên tôn trọng Phật tánh của họ. Chúng
sanh vô tình là vạn vậ trong thế gian có
pháp tánh.
- Tình dữ vô tình đồng duyên chủng trí
- cung kính chúng sanh hữu tình cũng như
vô tình
- ví dụ lau bàn sạch sẽ, để ngay thẳng
cho dù nó thuộc về ta hay ta có dùng
hay không - đó là tu hạnh Phổ Hiền!
|
|
|