Home Page Image
 
  • PHÁP THOẠI

>Phẩm 1 - 3: giới thiệu đề kinh

Phẩm 4 - 43: chánh tông

Phẩm 44 - 48: lưu thông

 


  • HÀNH: ÁP DỤNG VÀO SINH HOẠT HÀNG NGÀY
 
     
 

 

Nhuợc đa sự vật, bất năng ly gia, bất hạ đại tu trai giới, nhất tâm thanh tịnh, hữu không nhàn thời, đoan chánh thân tâm, tuyệt dục khử ưu.

Kinh Vô Lượng Thọ

 

 
     
     

KINH VÔ LƯỢNG THỌ >> PhẦn 1: giỚi thiỆU ĐỀ KINH

Phẩm 2: ĐỨC TUÂN PHỔ HIỀN

TẬP 11    

PHỔ HIỀN BỒ TÁT

HẠNH PHỔ HIỀN: 1)  LỄ KỈNH CHƯ PHẬT (tiếp theo)

  • "Hàm cộng tuân tu Phổ Hiền Đại Sĩ Chi đức, huệ dĩ chân thật chi lợi"
    • Then chốt thành công hay thất bại là ở câu này
  • 16 vị Bồ Tát phía trước là biểu pháp; mỗi vị biểu thị mật (ẩn mật) nghĩa sâu sắc. 
    • Phải có trí tuệ, giác ngộ tương đối mới có thể thể hội - nhưng vào kinh văn thì vì bạn nói ra tường tận.
    • Nói ra tổng cương lĩnh - Kinh Vô Lượng Thọ nói rõ nhất là "Phổ Hiền Đại Sĩ  Chi Đức"
      • Quốc sư Thanh Lương sau khi dịch/chú giải kinh Hoa Nghiêm  tách ra phẩm cuối cùng - Hoa Nghiêm 40 - quyển sau cùng trong phần nhập pháp giới là tổng cương lĩnh của kinh Hoa Nghiêm - chỗ quay về sau cùng - Mười đại nguyện vương quy về Tịnh Độ!
      • 10 cương lĩnh này là Bồ Tát Phổ Hiền đã tu.
  • Tánh đức và tu đức:
    • Tất cả chư Phật Như Lai tánh đức của ta!
    • Danh hiệu của chư Bồ Tát  là tu đức của ta!
    • Tánh, tu không hai!
  • TU HÀNH:  Hành vi,  việc làm giống kinh - tương ưng; không giống thì phải theo kinh điển tu sửa y theo tiêu chuẩn của A Mi Đà Phật:
    • A Mi Đà Phật là Phật trung chi vương (vua trong các Phật!)
    • Bồ Tát Phổ Hiền là Bồ Tát trung chi vương (vua trong các Bồ Tát.)  Trong các Bồ Tát không ai thù thắng hơn Bồ Tát Phổ Hiền!
  • Kinh Vô Lượng Thọ - vua trong các Phật, vua trong các Bồ Tát đầy đủ - ta "như nghèo được của báu" (tựa đề của phẩm 37)
    • Đạt được rồi, phải lý giải thấu triệt, y giáo phụng hành!
    • Bắt đầu từ lễ kính - khai hiển ngay trong tánh đức của ta.  Từ tánh khởi tu - có thể cảm ứng tương thông với chư Phật Bồ Tát
    • Phát tâm chân thành để tu hành - năng cảm - một phần thành kính đươc một phần lợi ích (Ấn Quang Đại Sư) - đươc chư Phật Như lai  gia trì thêm một phần
      • Cảm thụ ở nơi đây có pháp hỷ, thanh tịnh, vui mừng
      •   Vào Niệm Phật Đường nghe kinh là hưởng thụ. Cảm thọ ở đạo tràng khác với cảm thụ ở ngoài đời
        • Loại hưởng thụ này nhờ ánh sáng Phật chiếu vào - ta tắm mình trong ánh sáng Phật
        • Cái từ trường này khác biệt, cảm thụ rất thoải mái.
        • Đạo tràng giảng kinh có Phật quang gia trì nên đại chúng sanh tâm hoan hỷ - nhờ vào một lòng cung kính -- năng cảm - liền có ứng
  • Thế gian pháp dạy người thành thật - chân thật có thể làm đến được không dối mình
    • Người thật thà Phật quang thường hay chiếu
    • Lễ kính chính là lưu xuất thành khẩn; kính người, việc, vật
      • Lễ kính bình đẳng - hữu tình động vật nhỏ cũng có Phật tánh - phải lễ kính như Bồ Tát
      • Cho nên cung kính tất cả
    • Lên trời khó, cầu người khó!  Cầu chính mình thì có gì khó! 
      • Làm cho tánh đức lưu xuất. Phải nỗ lực - tương lai sao có thể tự cứu, cứu người
  • Tai nạn từ đâu đến?
    • Trong Phật pháp nói ta tạo thành tai nạn.  Bạn có thể tin không?
      • Nạn nước do lòng tham; sân hận: lửa, ngu si: gió, mạn: động đất
      • Mọi người tăng trưởng tham sân si ngạo man thì không tránh khỏi thiên tai. 
      • Y báo (hoàn cảnh) tùy theo chánh báo chuyển
    • Tiêu trừ từ nội công để cải thiện hoàn cảnh bên ngoài
      • Tất cả cung kính, cho dù ta không giúp đỡ đại chúng, đại chúng không chuyển đổi, ta chuyển một mình (biệt nghiệp)
      • Cộng nghiệp cùng biệt nghiệp quả báo không như nhau
        • Một tai nạn lớn mà vẫn có người thoát; tỉ mỉ mà quan sát đây phải là người thiện
  • Làm sao không thể cầu hiểu sâu kinh này, không y giáo phụng hành?
    • Dùng tâm chân thành, thanh tịnh, từ bi
    • Thật dụng công - việc làm tương ưng
    • Đọc kinh - như thể soi gương kiểm điểm lỗi lầm của mình
      • Ngày ngày cầm lên soi, soi thấy lồi lầm của mình để sửa đổi - chân thành đối nhân xử thế - thì sẽ qua kiết nạn
      • Thản nhiên tiếp nhận thì chân thật có được thọ dụng

HẠNH PHỔ HIỀN: 2) xưng tán Như Lai

  • Xã hội có thể an định hay động loạn.  Duyên - ngôn ngữ. Phật Bồ Tát hy vọng ta ở trong Xã hội "ẩn ác, dương thiện":
    • Tán thán biểu dương cái tốt của người khác - "dương thiện"
    • Căn nguyên của động loạn là vì người thế gian tán thán ác
  • Khéo dữ 3 nghiệp thân, khẩu ý!  (còn tiếp)

 
   
 

Số lần truy cập: Cập nhật: 6/2/2012

Site Map — email: banBienTap.tinhtong@gmail.com    Trang web của người học Phật sơ học ...