Home Page Image
 
  • PHÁP THOẠI

>Phẩm 1 - 3: giới thiệu đề kinh

Phẩm 4 - 43: chánh tông

Phẩm 44 - 48: lưu thông

 


  • HÀNH: ÁP DỤNG VÀO SINH HOẠT HÀNG NGÀY
 
     
 

 

Nhuợc đa sự vật, bất năng ly gia, bất hạ đại tu trai giới, nhất tâm thanh tịnh, hữu không nhàn thời, đoan chánh thân tâm, tuyệt dục khử ưu.

Kinh Vô Lượng Thọ

 

 
     

KINH VÔ LƯỢNG THỌ >> PhẦn 1: giỚi thiỆU ĐỀ KINH

Phẩm 2: ĐỨC TUÂN PHỔ HIỀN


TẬP 16    

PHỔ HIỀN HẠNH NGUYỆN:  4) SÁM HỐI NGHIỆP CHƯỚNG  (tiếp theo)

2 loại:  giá tội và tánh tội:
  • Giá tội:  phòng ngừa hay phòng phạm - giá giới, nhẹ, ví dụ như uống rượu.  Uống rượu không có tội, nhưng sợ ta say sẽ phạm các trọng tội khác;  hoặc cấm người xuất gia mang tiền bạc
  • Tánh tội: tội nặng ví dụ như sát sanh, dâm dục, trộm cắp, vọng ngữ
  • Trịnh Huyền Chú Giải -  điển tích về thầy giáo đố kỵ với học trò - "Uống rượu 300 ly" là thành ngữ nói về tửu lượng của  Trịnh Khang Thành
    • Giá tội sám hối bằng cách bạch chúng
    • Tánh tội:  có sự sám, lý sám: chân thật có tâm sám hối.  
  • Giới luật là linh động, hoạt bát, không khô cứng.  Nhà Phật không có định pháp.
  • Khai duyên - cư sĩ ở nhà có thể dùng ngũ tân làm gia vị cho gia đình ăn thay thịt.
  • "Thông quyền đạt biến."  Không khởi tác dụng ví dụ xào rau cho vào một tí rượu, dùng tỏi hành cho thơm để khai duyên với người nhà.
  • Ngũ tân ăn nhiều thì có tội giống rượu vậy - ngũ tân là giá tội.
  • Nếu đọc tụng kinh sám thì đây là sự sám - đọc tụng với tâm thanh tịnh để có được định, có định thì mới có huệ
  • Nếu chưa khế nhập được cảnh giới thì không thể nghĩ tội nghiệp là không
  • Sám trừ 10 loại tâm lý tùy thuận chúng sanh sai lầm.  Vì chính mình là ác, vì chúng sanh là thiện:
  1.  Thân kiến:  Chấp trước hư vọng, cho thân thể này là ta. Sanh khởi ngã chấp nghiêm trọng. Bất cứ ngành nghề nào cũng làm hết mình - hy sinh phụng hiến - vì chúng sanh
  2. Phiền não -  Trong phiền não, ngoài mê hoặc - tạo tác ác nghiệp
  3. Bên trong phiền não, bên ngoài ác duyên. Đố kỵ, thấy người khác làm thiện, nghĩ ra hết cách để cản trở, phỉ báng, nhục mạ
  4. Không nên che dấu - phát lồ sám hối.   Chí ít trước mặt Phật Bồ Tát sám hối lớn tiếng nói ra.  Trước mặt thiện tri thức thông thường đều phát lồ sám hối.
  5. Ác tâm.  Tuy tạo ác ít nhưng tâm ác.  Tạo ác cũng phải có phước báu.  Không có phước báu chỉ làm được ác nhỏ.  Người không có phước báu muốn làm đại ác cũng không được.
  6. Ý niệm ác tiếp nối không ngừng.   Ban ngày tạo ác, tối mộng ác.
  7. Che dấu lỗi mình, Tránh né lỗi lầm của chi'nh mình.  Trách nhiệm đổ lỗi cho người khác.  Phật dạy ta tích âm đức - làm việc tốt thì phải che dấu; tạo tội thì phải dương ra.  Phước càng tích càng dày.   Báo hết ác nghiệp. 
  8. Ngoan cố, cố chấp, ngang ngược, tàn ác.  Không thể nghe khuyên răn.  Hay xung đột, ưa thích đối kháng.  Hiếu thắng, bồng bột, không chịu thiệt, tranh hơn, tranh thua.  Đây là tập khí, tâm bệnh lớn. 
  9. Không tin tưởng nhân quả báo ứng.
  10. Vô tàm (lương tâm dày vò), vô ú (phê bình):  không sợ dư luận.  Không có tâm hổ thẹn.
  • Khởi tâm động niệm Thế Giới Tây Phương Cực Lạc đều thấy.  Thân, khẩu, ý không một niệm ác ta mới được vãng sanh. 
  • Người tạo nghiệp cực trọng, chân thật hồi đầu giác ngộ, sau không tái tạo mới có thể đới nghiệp vãng sanh.
  • Kiểm điểm biết được nhân quả đáng sợ
  • Làm thế nào báo ân Phât, chúng sanh?  Hoằng dương Phật pháp.   Đem pháp môn này giới thiệu.  Chị có như vậy mới bớt tội nghiệp.
  • Khi làm việc tốt, đừng để ngoại cảnh xoay chuyển - quyết không lo sợ, thoái lui
    • Gặp nghịch duyên thì nỗ lực mà kiểm điểm; có thì sửa đổi, không thì khích lệ.  Không nên sân hận, báo thù.  Mà phải có tâm cảm ơn vì họ diệt tội cho ta.  Tu tập hồi hướng cho họ

 

 
   
 

Số lần truy cập: Cập nhật: 8/2/2012

Site Map — email: banBienTap.tinhtong@gmail.com    Trang web của người học Phật sơ học ...