Home Page Image
 
  • PHÁP THOẠI

>Phẩm 1 - 3: giới thiệu đề kinh

Phẩm 4 - 43: chánh tông

Phẩm 44 - 48: lưu thông

 


  • HÀNH: ÁP DỤNG VÀO SINH HOẠT HÀNG NGÀY
 
     
 

 

Nhuợc đa sự vật, bất năng ly gia, bất hạ đại tu trai giới, nhất tâm thanh tịnh, hữu không nhàn thời, đoan chánh thân tâm, tuyệt dục khử ưu.

Kinh Vô Lượng Thọ

 

 
     
     

KINH VÔ LƯỢNG THỌ >> PhẦn 1: TỰA PHẨM

Phẩm 2: ĐỨC TUÂN PHỔ HIỀN (tiếp)

TẬP 19   

MƯỜI TÂM NGHỊCH SANH TỬ GIÚP GIẢI TRỪ KIẾP NẠN (tiếp)

Mười tâm nghịch sanh tử.  Tu 10 tâm này có thể hóa giải tai biến.  Ta phải nỗ lực mà làm.

  • Thế Tôn dạy 10 loại tâm hạnh liễu thoát sanh tử, 5 loại đầu là sám tội - đoạn tất cả ác:
    • Minh tín nhân quả
    • Tự hổ khắc trách (tự mình phải chân thật phát khởi tâm hổ thẹn), chăm chỉ nỗ lực ra công khắc chế mình, khắc phục tất cả phiền não, tập khí của chính mình
    • Đường ác thật đáng sợ; không lơ là xem thường được
    • Bất phú hà tì:  Làm sai không ngụy trang, che dấu!  Có dũng khí phát lồ sám hối.
    • Đoạn tương tục tâm: Khởi tâm động niệm ác niệm không để ý niệm này tiếp nối ý niệm vừa khởi phải mau phát giác, hàng phục nó!
  • Sau khi đoạn ác phải tu thiện mới có thể tích công bồi đức mới có thể thành tựu đại phước đại thiện của chính mình
  • Phía sau có 5 điều dạy:
    • Phát tâm Bồ Đề
    • Tu công bù lỗi
    • Giữ gìn chánh pháp
8. Thủ Hộ Chánh Pháp (tiếp)
  • Hộ pháp quan trọng hơn hoằng
    • Nhân tài hoằng pháp rất nhiều nếu không tìm ra thiện hộ nhiệt tâm thì chỉ có thể tự lợi mà không lợi tha.
    • Giống như một tư thục:
      • Có thành lập học đường thì hoằng pháp mới phát huy
      • Hiệu trưởng biết mời thỉnh, trọng dụng thầy giáo giỏi thì mới giáo hóa một phương.  Hiệu trưởng là người mở lớp, là hộ pháp
      • Trường tốt thì hiệu trưởng được khen, không tốt thì hiệu trưởng bị khiển trách
      • Hoằng [làm việc] sắp đặt giáo trình
      • Hoằng và hộ là một thể
    • Vai trò của hộ pháp:
      • Mời thỉnh pháp sư tu trì và có tu học, biết tán thán, giúp tăng trưởng đạo tâm của đạo tràng
      • Quy củ [của các pháp sư]:  nói chuyện giúp tăng trưởng đạo tâm, tín ngưỡng!
      • Trách nhiệm hộ pháp rất nặng.  Thích Ca Mâu Ni Phật ủy thác công việc hộ pháp cho quốc vương, đại thần.
    • Muốn Phật pháp hưng vượng, bốn chúng đệ tử phải biết công việc hộ pháp:
      • Hộ trì, trí tuệ (phân biệt phải quấy), định lực (không bị hoàn cảnh quấy nhiễu)
    • Thỉnh chuyển pháp luân – không có Phật thì [tìm] cao tăng đại đức có học có tu quá khó! Có tu, có học thì mời đến giảng kinh.  Nhưng mời thì phải hiểu ta tu gì, họ giảng gì có lợi ích cho việc tu học của ta không?
    • Hộ pháp:  hộ mình, Phật và đại chúng
      • [ Phải] mời người có tương ưng với việc tu học của đại chúng
        • Chúng thường tùy của thầy giữ gìn thuần tín của đại chúng đối với Tịnh Tông – không để người phá hoại.
    • Muốn Phật pháp hưng vượng chỉ có “tăng khen tăng”
      • Pháp sư mới [hoằng pháp] hay phạm: khen đường lối tu tập của mình, có thành kiến và phê bình, không có lễ phép
      • [Khi PS Tịnh Không] được mời đến đạo tràng của PS Thánh Nhất thuộc pháp môn Thiền tông, ngài tán thán PS Thánh Nhất là một PS giỏi, có tu có học, tán thán đại chúng, tán thán thiền
      • Khi được PS Diễn Bồi mời đến đạo tràng ngài giảng kết duyên, [PS Tịnh Không] tán thán khung trời Đao Xuất của Di Lặc Tịnh Độ mà PS Diễn Bồi quy y với
      • Cho nên có ai mời [giảng kinh] phải hỏi xem họ tu pháp môn gì, tu được bao lâu, do người nào hướng dẫn.  Nếu đạo tràng không chuyên tu, pháp môn nào cũng nghe, thì ta có thể giảng [pháp môn của mình]
    • Hoằng pháp có hiệu quả hay không là then chốt ở hộ pháp:
      • Khi xưa ở Hong Kong có Bà Lôi hộ trì, sau khi bà qua đời không có người mời [PS Tịnh Không]
        • Không có người mời thỉnh, không có duyên phần thì không thể tự mình đi đến để mọi người cự tuyệt!
      • Lý Mộc Nguyên ở Singapore mời hằng năm
    • Muốn tu tích công đức thù thắng nhất thì làm hộ pháp! Có phước báu, có đại trí tuệ là đại hộ pháp:
        • Trụ trì phải mời PS đúng
        • Chánh pháp cửu trụ và có lợi ích chúng sanh là ở chỗ khéo hộ trì
        • Có phước đức, có trí tuệ, có phước đức thì có năng lực thúc đẩy thì mới có ảnh hưởng to lớn
        • Không phải ai cũng làm được.  Phải phát tâm, kém trí tuệ cũng có thể được
      • CS Lý Mộc Nguyên:
        • Hiện thân nói pháp
        • Ông có tín tâm, chí nguyện kiên định
        • Vì đồng tâm, đồng nguyện, đồng hiểu, đồng làm nên đươ/c chư Phật, Như Lai gia trì nên chuyển nghiệp báo thân than thừa nguyện trở lại
        • Ông hộ pháp đạo tràng, chúng sanh có phước thì ông liền có phước
        • Bản thân mình không cần đến
        • Đọc kinh, niệm Phật, nghe giảng, ông tăng trưởng tín tâm, chăm chỉ tu học nên được phúc báu chân thật.

      •  

  •  
       
     

    Số lần truy cập:

    Site Map — email: banBienTap.tinhtong@gmail.com    Trang web của người học Phật sơ học ...