Home Page Image
 
  • PHÁP THOẠI

>Phẩm 1 - 3: giới thiệu đề kinh

Phẩm 4 - 43: chánh tông

Phẩm 44 - 48: lưu thông


  • HÀNH: ÁP DỤNG VÀO SINH HOẠT HÀNG NGÀY


 

KINH VÔ LƯỢNG THỌ >> PhẦn 1: giỚi thiỆU ĐỀ KINH

Phẩm 1: PHÁP HỘI THÁNH CHÚNG

TẬP 3    
  • Kinh Phật mở đầu luôn có bốn chữ "Như thị ngã văn" Ý nghĩa vô cùng tận
  • Như thị ngã văn: tôi (tôn giả A Nan) đích thân nghe Phật nói.
    • Sau khi Phật diệt độ, các đệ tử của Phật mở hội thảo luận tìm cách lưu truyền kinh Phật và kết tập kinh tạng của Phật đã nói. Năng lực ghi nhớ của ngài A Nan rất thù thắng nên trùng tuyên giảng lại một lần.
    • Thính chúng là đệ tử lớn (đại A La Hán) của Phật
    • Kết tập lần đầu có 500 A La Hán nghe A Nan giảng lại. Làm chứng cho A Nan. Phải được 500 vị thông qua mới có thể ghi chép thành kinh điển. Đây ý là lấy chữ tín đối với đời sau. Hậu sinh có kinh điển khởi lòng tôn kính là A Nan như Phật đã nói.
    • Như: chân như bổn tánh. Đại biểu tánh tướng không hai. Tánh: trên lý, tướng: nơi sự - Tánh tướng là một
  • Như thị: Thích Ca giảng suốt 49 năm chỉ trên 2 chữ này! Cả một bộ đại tạng kinh chỉ nói 2 chữ này.
    • Cổ đức nói: như là thị tâm thị Phật, thị là thị tâm tác Phật.
    • Đây là nguyên lý cơ bản của Tịnh Tông. thị tâm thị Phật, thị là thị tâm tác Phật.
    • Tâm chính là Phật, Phật chính là tâm.
    • Phật nói tất cả chúng sanh vốn dĩ thành Phật! -- thị tâm thị Phật
    • Tông môn (Thiền tông) nói minh tâm (chân tâm), kiến tánh (bổn tánh), kiến tánh thành Phật
    • Tâm (thể) và tánh (dụng) là một.
      • Ta mê mất, mê mà mất. Tâm tánh luôn tồn tại, ta có chân tâm, bổn tánh mà không thể giác ngộ chỉ vì bị mê.
      • Mê rồi thì không gọi là tâm tánh mà gọi là tình thức.
      • Vũ trụ nhân sanh do tâm tánh
      • Biến hóa là do THỨC biến ra. Mê rồi thì có nhiều biến hóa. Không mê thì thành Phật.
  • Ngoại phàm: phàm phu trong mười pháp giới. Nội phàm: phàm phu trong sáu cõi
  • Tịnh Tông lý luận ngay một đời thành Phật là vì chúng ta vốn dĩ là Phật! phải phá mê khai ngộ để hồi phục lại bản lai, diện mục (là Phật). Pháp môn này là cứu cánh và mau chóng nhất! Phương pháp là Thị tâm tác Phật - niệm Phật chính là thành Phật. Miệng niệm Phật, tâm tưởng Phật chính là đang làm Phật.
    • Tưởng Phật bằng cách tưởng đến: tướng hảo, trang nghiêm, công đưc, Phật tu hành lúc còn phàm phu, lúc ngài thành tựu ngay trong quả địa, độ chúng sanh
    • Cách nghĩ: hay nghĩ đến cảnh giới trong kinh điển - đem lý, sự, tánh, tướng vào trong cuộc sống, tâm tưởng
    • Đó là thị tương ưng với như
  • Kinh VLT nhất định phải thuộc. Bắt đầu học dùng thời gian 1 đến 3 năm tụng 3000 biến, tụng thuộc lòng! Thì bạn mới nhớ Phật và chân thật làm Phật
  • Áp dụng lý, sự, chánh tướng, đạo lý, phương pháp vào trong cuộc sống. Tổng nguyên tăc, tổng cương lĩnh của tín, giải, hành, chứng.
  • Nhất thời: nếu vào được thì quá khứ, hiện tại, vị lai đều tường tận. Chúng ta sống trong 3 thời! Việc quá khứ thì quên, việc vị lại thì không biết, hiện tại thì mơ hồ. Muốn học Phật phải qua được Nhất thời. Chưa làm đươc nhưng phải biết chân tướng của nó
  • Pháp môn nhất nhị - Nhất. là thật!
  • Nhất chân pháp giới (như kinh Hoa Nghiêm nói) - nhất chính là giác, chính là như. Nhị là mê rồi - ba tâm, hai ý. ba tâm: đem một tâm (chân như) biến thành 3 (tâm, ý, thức). - Quá khứ hiện tại vị lai đồng thời tồn tại
    • Chấp trước
    • Ý thức là phân biệt
    • Eistein nói quá khứ, hiện tại, vị lai đồng thời tồn tại
  • Pháp nhị đế là Chân đế. Tùy theo tri kiến của chúng sanh mà nói là tục đế. Kinh tiểu thừa giảng nhiều tục đế, ít chân đế. Kinh đại thừa giảng nhiều chân đế, ít tục đế. Càng về sau, Phật hoàn toàn giảng lời chân thật (Chân đế)
  • Pháp hội rất trang nghiêm, có thời gian, địa diểm, nhiều thính chúng.
    • 12000 người lại có thêm 2000 tỳ kheo, tỳ kheo ni, nam nữ cư sĩ tại gia. Chứng minh pháp hội nay không thể nghĩ bàn.
    • Mật nghĩa kinh Pháp Hoa mở đầu cũng nói 12000 - đồng với kinh Pháp Hoa! Đồng nói nhất thừa giáo không thể nghĩ bàn!
  • Phương pháp, lý luận không phải kinh điển phổ thông
  • Thán đức nói thính chúng không phải người phổ thông - Bồ Tát trở lại ủng hộ Thích Ca - tán thán đại thánh.
    • Tiểu thánh là A La Hán là thánh nhân của tiểu thừa!
    • Thánh nhân của đại thừa - thập hiền, thập thánh. Thánh: Thập thánh là thập địa bồ tát.
    • Thánh nhân có đại thánh - Bồ Tát pháp nhân địa và Bồ Tát đẳng giác
    • Tam hiền vị - thập trụ, thập hạnh, thập hồi hướng
    • Trong kinh này Đức Thích Ca là vai chính của kịch trường để khải thị, giáo hóa chúng sanh. Các đại thánh ủng hộ ngài! Nhiều cổ Phật, Bồ Tát tái lai đến ủng hộ Thích Ca, phối hợp diễn xướng với ngài. Mục đích khiến tất cả chúng sanh phá mê khai ngộ, một đời viên mãn thành Phật. Tiếp dẫn chúng sanh căn tín chín mùi, một đời bình đẳng thành Phật
  • Tên các vị Bồ Tát ở đây nêu ra tên bặc thượng thủ. Danh hiệu, đức hạnh được đại biểu cho ý nghĩa của bộ kinh này. Đây là BIỂU PHÁP. Xem họ là biết nội dung, và trọng điểm của pháp hội
  • 12 lần phiên dịch. Lão Cư sĩ Hạ Liên Cư hội tập rất hoàn chỉnh và đầyđủ - giản lược thấu đáo. Biểu đạt được tinh hoa của kinh Vô Lượng Thọ
    • Pháp sư Huệ Minh và Pháp sư Từ Chu tán thán. Cư sĩ Mai Quang Hy cũng tán thán
  • Pháp môn này không phải là tiểu thừa như trong phần Khuyên tín lưu thông, phần phán khoa nói: "Tâm vô hạ liệc ... đắc danh đệ nhất đệ tử
  • Pháp môn khiến cho tất cả chúng sanh thành Phật đệ nhất
  • Chúng ta gặp được do thiện căn, phước đức, nhân duyên
  • Tất cả các kinh đều trí tuệ, đức năng. Chỉ có bộ kinh này, pháp môn này khiến cho tất cả chúng sanh bình dẳng thành Phật
  • Tin tưởng chính mình - thị tâm thị Phật
  • Quyết định thành Phật - thị tâm tác Phật
  • Khiến ta xây dựng tín tâm, nhất định không giao động
  • Tông môn, giáo hạ là tất cả các tông phái trong Phật pháp. Ngoài Thiền tông thì các tông khác gọi là giáo hạ
  • Tất cả các tông phai cuối cùng đều quy về Tịnh Độ. Vì thế ta nhất quyết không làm các pháp môn khác làm lay động ước nguyện chúng ta
  • Pháp môn đệ nhất là kinh VLT - mười phương ba đời Phật đều tán thán
  • Đối tượng của kinh VLT là chúng sanh căn tánh chín mùi - quyết một đời này làm Phật
  • Ta tiếp xúc được pháp môn này mà không vãng sanh, là ta không y giáo phụng hành - trong một đời này quyết định làm Phật
  • Khuyên bảo chúng sanh niệm Phật
  • Pháp hội không tiền, tuyệt hậu
BIỂU PHÁP CỦA 5 VỊ ĐẠI A LAN HÁN VÀ 3 VỊ BỒ TÁT ĐẲNG GIÁC
ĐẠI BIỂU CHO ĐẠI ĐỆ TỬ PHẬT (ĐẠI A LA HÁN)
1 KIỀU TRẦN NHƯ
  • Tôn giả Kiều Trần Như: đại biểu chứng quả đệ nhất, khai ngộ đệ nhất. Sau khi Đức Bổn Sư Thich Ca Mô Ni Phật thành Phật, ngài đến vườn nai để độ năm người - người khai ngộ và chứng quả thứ nhất là Kiều Trần Như
  • Biểu tượng cho kinh khai ngộ bậc nhất, pháp môn chứng quả bậc nhất, chúng sanh bình đẳng đệ nhất!
  • Kinh này không phải tiểu thừa - phán khoa (phẩm 41) Tâm vô hạ liệt, diệc bất cống cao, ...tất danh đệ nhất đệ tử
2 XÁ LỢI PHẤT
  • Đại biểu của tri tuệ đệ nhất
3 MỤC KIỀN LIÊN
  • Đại biểu của thần thông đệ nhất - thần thông là năng lực - thông là tất cả thông đạt; thần: thần kỳ siêu diệt thường thức, tưởng tượng của chúng ta. Trong tất cả các kinh đều có hai vị tôn giả này. Ý là các kinh Phật đều có trí tuệ, đức năng. Tuy nhiên chỉ có kinh này là đệ nhất vì khiến cho tất cả chúng sanh bình đẳng thành Phật
  • Tin tưởng (thị tâm thị Phật), quyết định (thị tâm tác Phật)
4 CA DIẾP
  • Đại biểu Thiền tông (Tông môn).
  • Tông môn: Mã Tổ, Bá Trượng xây dựng Tòng Lâm; Bá Trượng thành lập thanh quy; Bổn khóa tụng tối là tụng kinh A Mi Đà, không hề xem nhẹ Tịnh độ
  • Ngàn kinh, vạn luận, mọi tông phái đều quay về Thế Giới Tây Phương Cực Lạc (TGTPCL). Chuyên tu, chuyên hoằng, không để các pháp môn khác làm lay động
5 A NAN
  • Đại biểu giáo hạ (tức là các pháp môn ngoài thiền tông)
  • Tông môn, giáo hạ cuối cùng đều quy về Tịnh Độ
ĐẠI BIỂU CHO CHÚNG BỒ TÁT
1 PHỔ HIỀN BỒ TÁT
  • Đại biểu Tịnh, Mật không hai. Mười tông trong Phật pháp có Mật tông. Tổ sư Mật tông là Phổ Hiền, truyền thừa là Bồ Tát Long Thọ - (Kim Cang Thủ Bồ Tát truyền cho ngài) BT Phổ Hiền cũng gọi là Kim Cang Tác Đọa cuối cùng cũng quy về Tịnh Độ. Phẩm 2 của kinh Hoa Nghiêm "Thập Đại Nguyện Vương đạo quy Cực Lạc!" Phổ Hiền là bổn tôn trong Mật tông.
2

VĂN THÙ SƯ LỢI BỒ TÁT

  • Đại biểu Thiền Tông (hay còn gọi là Tông Môn). Thiền tông do tổ sư Đạt Ma truyền xuống. Lục tổ dạy niệm Bát nhã - Thiền tông tu Bát Nhã Ba La Mật Đa. Văn Thù là bổn tôn trong Tông Môn.
3 DI LẶC BỒ TÁT
  • Đại biểu truyền thừa tương lai. Thích Ca Mô Ni Phật là một thời đại lớn (12000 năm) - Chánh Pháp, Tượng Pháp, Mạt Pháp. Kế thừa TCMNP là vị Phật thứ tư, Di Lặc sẽ là vị Phật thứ năm tiếp nối tương lai và pháp môn này.
 

 

   
 

Số lần truy cập: Cập nhật: 31/1/2012

Site Map — email: banBienTap.tinhtong@gmail.com    Trang web của người học Phật sơ học ...    
           
pham1 phan 2 phan 3