Home Page Image
 
  • PHÁP THOẠI

>Phẩm 1 - 3: giới thiệu đề kinh

Phẩm 4 - 43: chánh tông

Phẩm 44 - 48: lưu thông

 


  • HÀNH: ÁP DỤNG VÀO SINH HOẠT HÀNG NGÀY
 
     
 

 

Kỳ tâm chánh trực, thiện xảo quyết định, luận phám vô yếm, cầu pháp bất quyện. Giới nhược lưu ly, nội ngoại minh khiết.

Kinh Vô Lượng Thọ

 

 
     
     

KINH VÔ LƯỢNG THỌ >> PhẦn 1: giỚi thiỆU ĐỀ KINH

Phẩm 2: ĐỨC TUÂN PHỔ HIỀN

TẬP 5    
  • 16 vị Bồ Tát thượng thủ tại gia. Thượng thủ là thủ tọa trong đoàn thể đại chúng. Giống như lớp trưởng một lớp.
  • Chúng Bồ Tát dự hội rất nhiều: Chúng Thanh Văn tức chúng Tỳ kheo xuất gia; chúng Tỳ kheo ni; cư sĩ (CS nam, cs nữ); số lượng của chúng Bồ Tát quá đông, đến từ thế giới phương khác
  • Cư sĩ Duy Ma Cật là Phật tại gia; Thích Ca Mô Ni là Phật xuất gia. Xá lợi Phật, Mục Kiền Liên, A Nan là 3 vị A La Hán xuất gia đảnh lễ hai vị như nhau.
  • Chứng quả: chân thật vãng sanh Thế giới Tây Phương.
  • Bỗ Tát Phổ Hiền dạy ta "Lễ kỉnh chư Phật"
  • Kinh này nói 5 vị chúng tỳ kheo xuất gia, 3 vị Bồ Tát xuất gia, mà đến 16 vị Bồ Tát tại gia. Chứng tỏ bộ kinh này độ cư sĩ tại gia
  • Phải học với Amidaphat, Bổn sư đã khuyên ta như vậy: Ta học theo vua trong các Phật, kinh VLT là vua trong các kinh.
  • Tất cả pháp Phật giảng trong 49 năm qua đều nằm trong đây! Rất viên mãn!
  • Chỉ cần học một bộ kinh này là đủ. Một kinh thông, tất cả đều thông .Càng học sâu càng hiểu thấu! Một môn thâm nhập, huân tu dài lâu thì mới thành tựu!
  • Kinh này giảng 16 vị Bồ Tát chính là cương lĩnh của bộ kinh!

HỰU HIỀN BỒ TÁT

  • Tiếp tục giảng về Hựu Hiền Bồ Tát. Hộ pháp cho đạo tràng (tập 4), và hộ pháp cho chính mình
  • Hộ pháp nghĩa thâm sâu ở đây là hộ pháp, gìn giữ chính mình:
  • Hòa thượng khuyên rằng y theo một bộ kinh Vô Lượng Thọ này là đầy đủ:
    • Đây là vua trong các kinh, pháp môn này là vua trong các pháp
    • Một kinh thông thảy tất cả đều thông. Viên dung tất cả pháp! Học thật sâu một bộ kinh này, từng câu, từng chữ phải tư duy thể hội. Việc gì Phật dạy làm thì phải nỗ lực, tinh tấn làm; việc gì Phật bảo tránh thì nhất định không làm.
  • Bổn kinh này độ đồng tu tại gia. Phổ độ tại gia và xuất gia như nhau:
    • Bổn kinh này nêu lên đại biểu gồm chúng tỳ kheo xuất gia có 5 vị, Bồ Tát xuất gia 3 vị, Bồ Tát tại gia đến 16 vị
    • Bồ Tát xuất gia và tại gia đều bình đẳng như nhau. Ví dụ 3 vị đại A La Hán xuất gia: Xá Lợi Phất, Mục Kiền Liên, A Nan đều đảnh lễ Phật Thích Ca (Phật xuất gia), và Cư sĩ Duy Ma Cật (Phật tại gia) như nhau
  • Đồng tu tại gia ở trong một hoàn cảnh phức tạp còn có thể vãng sanh. Huống hồ xuất gia! Đây là pháp phổ độ
  • Danh hiệu của 16 vị Bồ Tát là tổng cương lĩnh cho toàn kinh
  • Hiền Hộ Bồ Tát: hộ trì Phật pháp và đại chúng phải là:
    • Phương diện Nho giáo thì phải là hiền nhân, quân tử mới có thể làm được
    • Hiền nhân, quân tử theo 3 học vị giáo học của nhà Nho Trung Quôc: Thánh nhân, hiền nhân, quân tử
    • Trên phương diện Phật pháp thi phải là pháp thân đại sĩ mới có năng lực hộ trì đại pháp - kinh Vô Lượng Thọ và pháp môn Tịnh Độ
      • Hiền: Tam hiền vị trong duyên giáo: thập trụ, thập hạnh, thập hồi hướng
      • Duyên giáo sơ trụ đã phá được nhất phẩm vô minh, chứng được một phần pháp thân.
  • Lão sư khéo bảo hộ, gìn giữ Hòa thượng:
    • Cả 3 vị lão sư của ngài đều dạy riêng một mình Hòa thượng vì không muốn HT quen nhiều, nghe nhiều những học pháp không cần thiết vì sẽ bị xen tạp
    • Vị thầy sau cùng là Lão cư sĩ Lý Bỉnh Nam - càng nghiêm khắc hơn. Ngoài ông giảng kinh, thuyết pháp ra, bất cứ người nào giảng kinh, thuyết pháp cũng không cho nghe! Xem kinh Phật, xem sách vở khác không được sự đồng ý của ông thì không được xem. HT học triết học và Phật học với các lão sư trước 3 năm cũng không thừa nhận. Bước vào cửa của ông phải bắt đầu lại từ đầu, hạn chế trong 5 năm, quyết định phải tuân thủ.
    • Tuân thủ phương pháp này. Sau 6 tháng thì có lợi ích. Không nghe, không thấy thì vọng niệm ít, trí tuệ tăng. Thông minh hơn trước, nghe được thông suôt hơn, nghe được sâu sắc hơn. Nhìn khác hơn so với trước
    • Sau năm năm, HT lại xin ngài Lý Bỉnh Nam cho ngài năm năm nữa!
  • "Cho nên tôi giảng kinh trên đài, mười năm trước tôn theo quy củ. Sau mười năm thì mới muốn sao làm được vậy, Tất cả đều trôi chảy!"
  • Bảo hộ chính mình ra sao?
    • Xây dựng nền tảng trí tuệ tốt
    • Chân thành với thầy (lão sư)
    • Biết nghe lời thầy
    • Chọn lấy vị thầy thù thắng nhất đó là kinh Vô Lượng Thọ
  • Biết bảo hộ chinh mình thì nhât định mỗi ngày đọc tụng kinh điển, tư duy nghĩa kinh, y giáo phụng hành. Thân,khẩu, ý mới có thể không phạm lỗi lầm
    • Mình có định, có huệ thì không bị cảnh giới bên ngoài xoay chuyển
    • Tà sư: tất cả những thứ làm mê hoặc ta, khiến ta ra khỏi chánh pháp là tà sư, ví dụ như phim ảnh, truyền hình, quảng cáo, thời trang. Làm bạn xem thấy động tâm.
    • Chân thật muốn bảo vệ chính mình, không xem báo chí, không nghe phát thanh, truyền hình. Nơi không cần thiết thì không nên đi. Đại đức xưa thường hay dạy bảo: Biết ít việc, phiền não ít. Những việc không cần thiết để biết, thì không nên đến nghe, không cần phải biết! Tâm địa thanh tịnh! Người biết nhiều nơi thì thị phi nhiều.
    • Phát đại tâm, đoạn phiền não, đó là khéo giữ chính mình! Chân thật hộ niệm! Học pháp môn, thành Phật đạo là việc đến TGTPCL
  • Hòa thượng cũng khai thị:
    • Đạo tràng xưa thì nên để nó làm nơi tham quan du lịch, làm thanh nơi giáo dục, phổ độ chúng sanh
    • Đạo tràng mới:
      • Đạo tràng chân thật tu hành phải chọn nơi không có người đi. Xây đạo tràng, xây trường học hiện đại hóa, xây thôn về hưu cho người gia hiện đại hóa
      • Đạo tràng mô hình mới của thế kỷ 21: thôn di đà
  • Tóm lại,
    Hộ trì phải có định, phải có huệ. Không có định huệ, thì không thể nói đến hộ pháp
 
   
 

Số lần truy cập: Cập nhật: 31/1/2012

Site Map — email: banBienTap.tinhtong@gmail.com    Trang web của người học Phật sơ học ...