Home Page Image
 
  • PHÁP THOẠI

>Phẩm 1 - 3: giới thiệu đề kinh

Phẩm 4 - 43: chánh tông

Phẩm 44 - 48: lưu thông

 


  • HÀNH: ÁP DỤNG VÀO SINH HOẠT HÀNG NGÀY
 
     
 

 

Nhuợc đa sự vật, bất năng ly gia, bất hạ đại tu trai giới, nhất tâm thanh tịnh, hữu không nhàn thời, đoan chánh thân tâm, tuyệt dục khử ưu.

Kinh Vô Lượng Thọ

 

 
     
     

KINH VÔ LƯỢNG THỌ >> PhẦn 2:  chánh tông

Phẩm 6: PHÁT ĐẠI THỆ NGUYỆN (tiếp)

TẬP 135   

"nguyện 19:  Văn danh Phát tâm Nguyện

  • Văn danh phát tâm nguyện, Tu chư công đức phụng hành lục Ba La Mật kiên cố bất thoái
  • 48 nguyện là trung tâm tu học của Tịnh Tông cũng là chư Phật, Như Lai tổng cương lãnh giáo hóa chúng sanh.
  • Tu các công đức là tổng thuyết
    • Chư là nhiều, nhiều đến vô lượng vô biên
    • 84000 pháp môn mỗi pháp môn triển khai ra là vô lượng vô biên
  • Công là công phu, đức là quả báo; đức và được là một ý nghĩa
    • Tu công đức là nhân, chứng quả là đức
  • Công là gỉ?
    •  Trì giới có công, thành định là đức
      • Nhân giới được định
    • Tu định có công, khai huệ là đức
  • Công là trên tu nhân mà nói; đức là từ trên chứng quả mà nói.  Công đức tu hành, tu sửa hành vi sai lầm.
  • Công đức khác phước đức!  "Tu thiện nhân được thiện quả".  Nói chung chung phụng hành luc Ba La Mât. 
    • Lục Ba La Mật là Bồ Tát tu.  Sáu cương lĩnh tu học của Bồ Tát.  Mỗi đồng tu phát tâm Bồ Đề tức là phát tâm làm Bồ Tát.
    • Phụng hành sáu nguyên tắc của Bồ Tát.  Bồ Tát hạnh phải làm được mới làm Bồ Tát chân thật

Lục Ba La Mật

1.  Bố Thí

Bố thí  hàm nghĩa rất rộng.  Phật dùng phương pháp quy nạp để dạy.  Tài, pháp, vô úy Bồ Tát.  Đem 3 loại bố thí này vào cuộc sống hàng ngày thì chân thật tu Bồ Tát đạo. Chân thành trải qua đời sống của Bồ Tát.  Phát tâm Bồ Đề.  Then chốt ở phát tâm Bồ Đề.  Tâm chân thật giác ngộ.  Giác ngộ hư không pháp giới tất cả chúng sanh là duy tâm sở hiện, duy thức sở biến.  "Tất cả pháp từ tâm tưởng sanh".  Tất cả chúng sanh quan hệ với chính mình. Đối nhân, xử thế, tiếp vật trước mê, nay ngộ, giác nhộ rồi mỗi niệm là vì tất cả chúng sanh, không vì chính mình.  Ba loại bố thí là phục vụ. 

1.1  Tài Bố Thí

  • Phục vụ tiền của, trí tuệ, kỹ thuật, năng lực
  • Phục vụ giữ gìn, an toàn cho tất cả chúng sanh
  • Tài bố thí có nội tài và ngoại tài;  ngoại là ngoại thân, nội là dùng lao lực
  • Người nội trợ gia đình phát Bồ đề tâm, tu hạnh Bồ Tát
  • Làm thế nào đem tâm Bồ Đề, hạnh Lục Độ thực tiễn trong cuộc sống, đạo tràng.
  • Đạo tràng khác với trường học; trường học tiểu học, trung học dạy người chưa thành niên - đồng tử.  Đạo tràng là người thành niên.  Đồng niên, thanh thiếu niên, lão niên - giáo dục xã hội, cùng nhau học tập.  Trụ trì đạo tràng, đạo đức, chăm chỉ nỗ lực.  Kinh doanh dùng tài lực, vật lực, lao lực, tâm trí, trí lực phụng hiến ở đạo tràng.  Vì tất cả chúng sanh. Chúng sanh hữu duyên tham dự cùng đạo tràng học tập.   Cho nên tu bố thí, nội tài, ngoại tài;  tất cả vì đại chúng, giáo dục xã hội.  Làm được càng tốt đẹp, thành công.  Nếu trong công việc còn danh lợi của chính mình thì không còn tâm Bồ Đề.  Sự việc từ thiện thế gian có phước báo hữu lậu -- phước đức.  Công đức không có ý niệm tự lợi.   Tất cả vì chúng sanh, không có được mất, lợi hại của chính mình xen tạp trong đó!   Đây là tâm Bồ Đề!

1.2 Pháp bố thí:  giáo học.  Đạo tràng có giải, hành môn.  Giải môn:  học thuật, học tập trên lý luân, phương pháp cảnh giới, cùng nhau nghiên cứu, thảo luận.   Niệm Phật Đường bao gồm cuộc sống của chúng ta.

1.3 Bố thí vô úy:  cần có một ý nguyện tận tâm, tận lực bảo hộ an định xã hội, thế giới hòa bình, giúp đỡ tất cả chúng sanh lìa khỏi tất cả ưu não.  Đa nguyên văn hóa, chủng tộc hòa thuận, tôn giáo hài hòa.  Đề xướng ăn chay là tài và vô úy đầy đủ.  Một người ăn chay bớt một người sát sanh.  Chúng sanh lìa khỏi khiếp sợ.  Đây là vô úy bố thí. 

  • Phật dạy:  tài bố thí được tiền tài;  ngoại tài bố thí được ngoại tài, nội tài bố thí được khỏe mạnh sống lâu, thân sắc tướng hảo.  Pháp bố thí được thông minh trí tuệ.  Vô úy bố thí  thì được khỏe mạnh sống lâu.
  • Người thế gian bảo dưỡng sức khỏe, ta thì không.  Lâm trưởng cư sĩ Lý Mộc Nguyên, ngủ ít, quên ăn nhưng khí sắc không tệ, tinh thần tốt
  • Bệnh là từ nơi vọng tưởng mà ra.  "Tất cả pháp từ tâm tưởng sanh!"  Sâu sắc tin tưởng giáo huấn của Phật, Bồ Tát.  Khỏe mạnh từ tâm thanh tịnh, chân thành!
  • Tâm từ bi có thể hóa giải tất cả độc tố. 
    • Hoàn cảnh sống ở thế gian không tốt, không bình thường.  Trải qua ngày tháng ăn đắng uống độc.  Ăn thịt - độc trong thịt rất nhiều vì do các thuốc kích thích cho mau lớn.  Do đây mà ăn vào bị nhiều bệnh lạ.
    • Bệnh từ miệng mà vào.  Thức chay cũng không bình thường vì rau cỏ có thuốc trừ sâu.
  • Tâm từ bi  có thể giải độc.  Tâm chân thành, thanh tịnh!   Dùng nội công!  Không nên dùng bên ngoài. Chân thành, thanh tịnh, bình đẳng, từ bi nhất định sẽ khỏe mạnh.
  • Thich Ca Mâu Ni Phật làm cho ta xem.  Tổ sư đại đức nhiều đời làm cho ta xem.  Cảnh tùy tâm chuyển!  Bố thí mới được thiền định, trí tuệ.  Bố thí là buông xả.  Sau khi buông xả, đề khởi lợi ích tất cả chúng sanh.  Vì tất cả chúng sanh phục vụ.  Vì tất cả chúng sanh phục vụ không biết mệt!  Vì chính mình thì mệt.   Ai bị bệnh, phiền não.  Một niệm này chuyển đổi thì siêu phàm nhập thánh!
  • Ý niệm biến tâm luân hồi thành tâm bồ đề giúp ta làm việc chuyển biến 180 độ, có lợi ích chân thật; chân thật là có chỗ tốt!
  • Tất cả giáo dục của thế gian không thể so sánh với giáo dục Phật pháp!  Học rồi liền có ứng dụng.  Ngay trong đạo tràng, gia đình, công việc, đối nhân xử thế, tiếp vật đều có thể dùng được.
  • Đời sống của chúng ta là Bồ Tát hạnh.  Khởi tâm động niệm là tâm Bồ Đề, không chỉ có thể đoạn san tham, ý niệm san tham cũng không có!

2. Trì Giới

Trì giới là thủ pháp/giữ pháp.

  • Thiên Chúa Giáo - không ngừng phiên dịch thánh kinh, Tân ước, cựu ước.   Hiện tại dịch càng dễ hiểu.  Đây là khế cơ.
    • Giới luật là pháp luật.  Không luận bất cứ việc gì đều ở trình tự trước sau, có đường, có lối
    • Tôn giáo có pháp luật, quy củ.  Tổ chức của họ rất nghiêm mật.
  • Thích Ca Mâu Ni, Lão Phu Tử tính chất gần như nhau.
    • Phật giáo không có tổ chức, không có học sinh cố định; không giống như trường học.  Cho nên mỗi ngày ta thấy nhiều khuôn mặt mới đến lần đầu.  Đồng tu mới đến ta cũng phải chiếu cố.  Nghĩa lý quan trọng cũng phải nhắc lại; không thể lơ là với đồng tu sơ học.  Giáo học của Phật ta phải tuân thủ!
  • Pháp luật của quốc gia, văn tự, phong tục, tập quán, đạo đức đều phải tỉ mỉ tìm cầu, phải nỗ lực phụng hành.
  • Lão cư sĩ Lý Bỉnh Nam không làm cho người chán ghét thấy ta hoan hỷ thì làm việc gì cũng được giúp đỡ.
  • Con người không thể thoát ly xã hội, phải nương vào mọi người cho nên giữ pháp vô cùng quan trọng.
  • Phật gọi là trì giới, giữ pháp; Nho gọi là thủ lễ.  Nhà có gia quy, quốc gia có quốc pháp; chủng tộc có quy củ, tập tục của họ.  Tiếp xúc họ phải hỏi nhiều, học tập nhiều; không nên thất lễ.  Đây là trì giới Ba La Mật.
  • Cư sĩ Lâm có hội đổng sự, pháp tắc làm việc, phòng học, trai đường có quy củ. 
  • Ba La Mật nghĩa là viên mãn

3. Nhẫn nhục Ba La Mật

  • Nhẫn nhục là chịu khó; làm bất cứ việc gì cũng nhẫn nại.  Rất tỉ mỉ, có lòng nhẫn nại mới có thể thành tựu.  Chúng ta chính mình trong cuộc sống hàng ngày phải nhẫn nại.  Học tập phải có lòng nhẫn nại.
    • Tu học cần thời gian
    • Tập khí quá nhiều
  • Tu là tu sửa tập khí, tư tưởng, hành vi.  Thảy đều tu sửa.  Phật Bồ tát đẳng giác còn một phần vô minh chưa phá
    • Chúng sanh không chịu sửa - sai lầm đến quả báo
    • Bồ Tát sợ nhân, chúng sanh sợ quả
    • Bồ Tát sợ tạo nhân vì biết quả báo không ở hiện đời thì đời sau, đời sau nữa
  • Tất cả chúng sanh, từ sớm tới tối ngày, ngày tạo nghiệp;  Ngủ cũng nằm mộng, đang tạo nghiệp
  • Người thế gian không có trí tuệ, không thấy được qúa khứ, vị lai, cõi này phương khác
  • Phật muốn mình chính mình thâm chứng phải tu giới định huệ
    • Định - tâm thanh tịnh không còn chấp trước đối với người sự vật; Tình hình trong sáu cõi thấy được
    • Sức định tăng, tâm thanh tịnh tinh thuần; thấy được 10 pháp giới, vọng tưởng dứt thì sức định đến cùng tột
    • Phật nói vậy dạy ta có thể chứng đắc.  Ta có thể dùng kinh điển để chứng thật
      • Thời gian tu học phải dài
      • Không nhẫn thì không thể khắc phục phiền não tập khí của mình
  • Pháp sư phiên dịch nhẫn nại thành nhẫn nhục vì người Trung Quốc có tập khí, tâm bệnn nặng xem trọng "Sĩ khả xác, bất khả nhục".  Ta ngày nay chướng ngại nho nhỏ không nhẫn chịu, không thành tựu
  • Nhẫn nhục là phương tiện của thiền định, là nền tảng của tâm thanh tịnh
    • Không nhẫn nại thì tuy có tốt vẫn là phước báo hữu lậu thế gian
    • Tâm không thanh tịnh, niệm nhiều nhưng không được công phu thành khối, không được vãng sanh
  • Không nhẫn nhục thì có định huệ không?
  • Người chân thật gáic ngộ xem người ức hiếp ta là chư Phật, Bồ Tát ta thành tựu nhẫn nhục Ba La Mật
  • Kinh Kim Cang: Nhẫn Nhục Tiên Nhân bị Ca Lợi Vương cắt xéo thân thể; giải thích tỉ mỉ trong Kinh Đại Niết Bàn
  • Ca Lợi Vương - bạo quân; không nói lý.  NN Tiên Nhân xem Ca Lợi Vương như Bồ Tát giúp ông thành tựu nhẫn nhục Ba La Mật
  • Ta tu hạnh gặp chướng ngại nho nhỏ đã oán hận tràn đầy.   Không có giác ngộ với Phật pháp; phải nỗ lực phản tỉnh
  • Cách niệm Phật như thế nào?
    •  Trong tâm tôi tất cả là A Mi Đà Phật
    • Tốt, hại, dủ nhục bạn là A Mi Đà Phật không có phân biệt cho nên tâm tôi thanh tịnh, an vui
  • Tôi khi nhỏ thích làm khổ người khác đem họ làm trò đùa
  • Tiếp xúc Phật pháp, tường tận với đạo lý
  • Bố Thí, nhẫn nhục là nền tảng, sở trường của tôi!  Mười năm học giáo có thành tựu!   Không nhẫn nhục, không thành tựu được thứ gì!

 

   
 

 Cập nhật 19/1/2013

Site Map — email: banBienTap.tinhtong@gmail.com    Trang web của người học Phật sơ học ...