Home Page Image
 
  • PHÁP THOẠI

>Phẩm 1 - 3: giới thiệu đề kinh

Phẩm 4 - 43: chánh tông

Phẩm 44 - 48: lưu thông

 


  • HÀNH: ÁP DỤNG VÀO SINH HOẠT HÀNG NGÀY
 
     
 

 

Nhuợc đa sự vật, bất năng ly gia, bất hạ đại tu trai giới, nhất tâm thanh tịnh, hữu không nhàn thời, đoan chánh thân tâm, tuyệt dục khử ưu.

Kinh Vô Lượng Thọ

 

 
     
     

KINH VÔ LƯỢNG THỌ >> PhẦn 2:  chánh tông

Phẩm 6: PHÁT ĐẠI THỆ NGUYỆN (tiếp)

TẬP 136   

"nguyện 19:  Văn danh Phát tâm Nguyện (tiếp)

3. Nhẫn nhục Ba La Mật (tiếp)

  • Đời sống, công việc càng gian nan, không nhẫn nại, bao chao thì không thành tựu; cẩn trọng, tỉ mỉ quan sát làm thành công
  • Đối người, tiếp vật đều bảo dưỡng lòng nhẫn nại
    • Thuận cảnh, người thiện phải có lòng nhẫn nại.   Không thể đọa ngay trong tình duyên;  đọa trong tình chấp thì ái biệt ly khổ
    • "Quân tử nhi giao, đạm nhi cảnh."  Khi lìa khỏi thì không thống khổ!
    • Nhẫn nại - phải hóa cảm tình thành lý trí!  Tình cùng trí là một.  Mê là tình, ngộ là trí!  Trí khi phân ly trong lòng không có ảnh hưởng.  Tình thì có!
    • Thuận cảnh phải xem rất nhẹ!  Không chấp trước, không sanh tình chấp!  Người ác ta an nhạt không sanh oán hận
    • Thuận/nghich cảnh giữ gìn thanh tịnh, bình đẳng;  không có công phu nhẫn nại không làm được
    • Tâm thanh tịnh, bình đẳng là đạo, Phật đạo, Bồ Tát đạo.  Xưa kia người xuất gia tu hành không có công phu này không có thể tách ra ngoài tu học.  Lão sư không cho ra ngoài đến khi đạt được công phu.  Sau khi có năng lực, bản lãnh, thuận không tham ái, nghịch không sân hận.    Tu Giới Định Huệ, hoàn thành trong xã hội
    • Người ta phỉ báng mà tức giận là phàm phu.  Không phải tu hành!  Học mà không được chút công phu không có thì không thành tựu

4. Tinh Tấn Ba La Mật

  • Tấn:  tiến bộ không tiến, ắt lùi
  • Phương pháp tấn còn tinh chuyên, tinh thuần, không tạp!
  • Tinh tấn:  quyết không xen tạp ý niệm tự tư tự lợi trong đó!  Xen tạp chút ý niệm của chính mình là sai
  • Dính tướng thì sai!  Không phải tinh tấn!  Lìa tướng mới là tinh tấn!  Lìa tất cả tướng, tu tất cả thiện.  Dính tướng tu thiện không phải là tinh
  • Lìa tất cả tướng là gì?   Là ngã tướng!
  • Ngã tướng là chấp trước
  • Hai loại chướng:  phiền não chướng, sở tri chướng
  • Nhân tướng, chúng sanh tướng, thọ giả tướng.  3 phân biệt này sở tri chướng
  • 2 loại chướng làm chướng ngại tự tánh, đức tướng Nguyên Lai hiện tiền.  Chấp trước kiên cố.  Có cái ta, tôn nghiêm của ta, khi bị tổn hại có đáng lo không?   Làm gì có thể diên?
  • Chư Phật Bồ Tát không cần thể diện, tôn nghiêm mà ai cũng tôn kính.  
    •  Ta thì muốn mà không được.  Vì tôn nghiêm, thể diện, chấp trước kiên cố nên không nhẫn được, không thành tựu ba huệ của Bồ Tát - Giới Định Huệ. 
    • Ta quan niệm sai lầm quá nhiều, quá nhiều!  Ta phải sâu sắc thể hôi đạo lý này!    Phải nỗ lực làm!
    • Không nỗ lực làm thì hiểu sai, không hết ý!  Cho nên Phật pháp phải nỗ lực mà làm!  Không nên nói suông!  Chăm chỉ nỗ lực mới có thành tựu chân thật
  • Khi mới học tôi khuyên các đồng tu chuyên vào một môn.  Thành tựu trí tuệ chân thật.  Vào thời xưa quan niệm lý luận giáo học khác với hiện tại.   Được mất phải tường tận.
  • Đọc lịch sử Trung Quốc và các quốc gia trên thế giới.  Người Trung Quốc có trí tuệ và óc sáng tạo rất mạnh, phong phú.  Tại sao Trung Quốc hiện tại ở xa sau người phương tây?  Nguyên nhất là đánh mất tự tin dân tộc, đối với giáo huấn của cổ thánh tiên hiền.  Đi theo phương tây, tạo thành tai nạn của ngày nay.  Người biết được quá ít!   Lỗi là không đọc sách.   Xem được sâu xa, có sức mạnh trí tuệ, nhẫn nại, hiểu ngừa quấy, dứt ác.
  • Giáo học xưa hiểu được tường tận đạo lý này.   Giáo học của Nho, Phật đạo gia không ngoại lệ!
  • Phật pháp nói:  Cầu Căn Bản Trí khai Hậu Đắc Trí trí tuệ mới hiện tiền.
  • "Bác Nhã Vô Tri (Căn Bản Trí)  Vô Sở Bất Tri".  Giáo học xem trọng nơi đức hạnh.
  • Giáo dục khi trước:
    •  Giáo dục tiểu học, lễ xưa ghi chép, trẻ 7 đến 12 tuổi đi học với lão sư về giáo dục đời sống; dạy tưới đất, quét nhà, ứng đối, phụng hành, hầu hạ lão sư.  Hoàn toàn trong đời sống.  Học rồi thì biết hiếu dưỡng cha mẹ. 
    • Đi học chỉ dạy câu đọc, không giảng giải.  Ngày ngày đọc.   Lão sư xem trình độ của bạn.
      • Đọc 20 - 30 hàng.  1 hàng có 20 chữ, một mặt 10 hàng.   Trí tuệ cao thì đọc 600 - 700 chữ một ngày, kém thì 70 đến 80 chữ một ngày.
      • Tiêu chuẩn là đọc 10 lần có thể thuộc.  Không thuộc thì giảm số hàng.
      • Dùng phương pháp này để trắc nghiệm
    • Ngày ngày đọc sách là tu Căn Bản Trí
      • Trẻ nhỏ không ép vậy thì nghĩ tưởng sàng bậy.  Dạy tu định, tu tâm thanh tịnh thì khai trí tuệ.  Tâm thanh tịnh khởi tác dụng là trí tuệ.
      • Trước không có Trung Học mà có Thái Học.  Công phí, phí dụng do quốc gia cung cấp.  Thái học lớp nhỏ.   Lão sư mới quản chăm sóc được.  Khoảng 10 học sinh.  Những sách đã đọc giờ nghe lão sư giảng giải nên an vui.  Lão sư cũng đã đọc!  Cả đời không quên đi.   Không cần phải tra sách!  Giáo học trước là trí tuệ, hiện tại là thường(?) thức, không có trí tuệ.   Giáo học xưa tốt hơn hiện tại.
  • Huấn luyện thành công thì có giáo dục tư thục.  Mỗi lão sư cách dạy không giống nhau nên sẽ loạn.
  • Một môn thâm nhập là tinh tấn!  Nhiều lão sư là tạp tấn hay loạn tấn, không khai trí tuệ.
  • Phương pháp giáo học cổ xưa người nước ngoài không học được.  Người nước ngoài muốn học chưa nghĩ đến kinh nghiệm mấy ngàn năm. 
  • Sâu sắc kiểm điểm áp dụng vào trường học hiện đại được không?
    • Từng môn mà dạy, không phải nhiều môn cùng dạy.  Ví dụ quốc văn vài tuần rồi qua môn khác.  Chỉ một sự việc - là chuyên môn, nghĩ một việc tốt hơn so với phân ra.  Tinh lực của họ hoàn toàn tập trung.  Đây là tinh tấn như nhà Phật nói.
    • Nho và Phật nói khi nào học rộng nghe nhiều?  Sau khi có căn bản trí.
    • Trước khai ngộ, cú trọng ở sức định, tu định, Căn Bản Trí
    • Khi trí tuệ khai rồi, người thiện, ác tâm bình đẳng
    • Thanh tịnh mới có năng lực lướt qua nhiều thứ!   Đọc nhiều mà không động tâm.  Không có năng lực này vừa tiếp xúc có phiền não, thoái thất đạo tâm vì bạn không có gốc!
  • Kinh Hoa Nghiêm Thiện Tài Đồng Tử biểu diễn trong hội lão sư thành tựu (?)
    • Giới Định Huệ tam học - Căn Bản Trí
      • Giới học - hiểu quy củ, giữ pháp
      • Định học - có chủ tể không để cảnh giới bên ngoài giao động.  Có năng lực phân biệt chân vọng.
      • Tham học - học rộng, nghe nhiều, nhanh, vừa tiếp xúc thông đạt
    • Chân thật nắm chắc nguyên lý này thì làm gì không thành tựu trong đời này?
    • Tôi (PSTK) giảng kinh không chuản bị vì không thể.  Chuẩn bị thì khô cứng.  Xem ra ánh mắt, động thái của mọi người.  Tuy là sống, mỗi câu nói vẫn viên thông, có thứ tự, điệu lý, từng thứ!
    • Trí tuệ là then chốt, căn bản là then chốt
    • Tôi học với Cư sĩ Lý Bỉnh Nam mười năm học năm bộ kinh
      1. A Nan Vấn Sự Phật (5 trang)
      2. Phật Thuyết A Di Đà Kinh
      3. Pháp
      4. Kinh Kim Cang (5000 chữ)
      5. Đại Tạng Kinh - Phật Đảnh Thủ Lăng Nghiêm Kinh (5000 chữ)
    • Thường một năm thì hoàn thành; 
      • Học từng bộ xong mới sang bộ thứ hai
      • Đồng thời học hai bộ - không có năng lực ngoan ngoãn học một bộ
      • Lão sư nỗ lực làm thẩm tra coi có năng lực học bộ thứ hai không
      • Sau khi trí tuệ mở, tiếp xúc kinh giáo, vừa tiếp xúc thông đạt
      • Tuy chưa học kinh điển mà mở ra đều biết
      • Hoa Nghiêm là đại kinh. Tôi và 8 bạn học khải thỉnh khẩn thiết Lão Sư giảng.  Lão sư đồng ý.  Nghe qua một quyển, nghe rồi sau đều hiểu. 
        • Lão sư giảng ở Đài Trung,  1 tuần một lần, mỗi lần 45 phút
        • Tôi 1 tuần giảng 3 lần (1 tiếng rưỡi mỗi lần) nên mấy tháng đã qua Ngài
      • Cảm tạ Lão sư!   Hiểu được tinh tấn, phương pháp giáo dục tốt vậy mà không dùng!  Ta có rất nhiều thứ mà người nước ngoài nằm mộng không nghĩ ra không dùng là tổn thất đối với quốc gia, dân tộc quá to.

5. Thiền định

Chính mình có chủ tể, không bị cảnh giới bên ngoài giao động!  Nhưng không bảo ngồi yên quay vào vách.   Phải biết Tổ Huệ Năng nói:  "Ngoài không dính tướng" là thiền, "trong không động tâm" là định.

  • Kinh Kim Cang nói "Bất thu hư tướng, như như bất động".  Thiền định chân thật.
  • Mỗi người không thể rời khỏi xã hội, quần chúng
  • 6 căn tiếp xúc cảnh giới 6 trần không chướng ngại.  "Lý sự vô ngại, sự sự vô ngại"
  • Lý sự: vọng tưởng, phân biệt, chấ trước.   Lìa được thì là sự sự vô ngại
  • Không chấp trước, không ngừng ngại, rồi khỏi phân biệt chấp trước - 10 pháp giới chướng ngại không có!  Nền tảng là thiền định, ngoài không dính tướng, trong không khởi phân biệt, chấp trước
  • Thiền định: tâm chân thành, thanh tịnh
  • Giáo học Trung Quốc là trung hiếu; giáo học Phật pháp là trung hiếu
    • Trung: không thiên, không lệch - ở giữa!  có vọng tưởng - tâm lệch - phân biệt, chấp trước, tâm không thẳng thì bất trung
    • Trung giữ lấy, chánh trực, chánh trung.  Không thiên lệch.  Trung là chân tâm
    • Không có phân biệt, chấp trước là chánh tâm
    • Hiếu: biểu thị hư không pháp giới cùng mình là một thể.  Hiệu là hội ý!  Xem phù hiệu (chữ hiếu) trên là (chữ) lão, dưới là (chữ) tử\.  Thế hệ trước sau là một thể, không cách quãng;  trước còn trước, sau còn thế hệ sau tiếp nối.  Quá khứ vô thỉ, vị lại vô chung
    • Có quá khứ, hiện tại -> có 10 phương!  Không gian, 10 phương ba đời chính là một thể
    • Trung Quốc tế tổ tiên là kỷ niệm họ, là hiếu đạo
      • Người phương tây con cái có thể cả đời không gặp mặt cha me sau khi trưởng thành!  Già chỉ ngồi ăn chờ chết
      • Trẻ nhỏ ta phải dạy ngồi đứng có quy củ, phép tắc, không cho chúng hưởng phước!  Khi lớn lên vì xã hội, gia đình phục vụ tạo phước; để tuổi già hưởng phước.  Trẻ nhỏ hưởng phước đến tuổi già hết rồi!
      • Khi trước trẻ nhỏ cùng ở chung với trưởng bối.  Hiện tại khác, ở chung là lợi dụng.  Tâm không giống nhau, lợi dụng người già trông nhà.   Tạo thành khốn cảnh của xã hội ngày nay!  Mang phương thức giáo dục hồi phục thì có hạnh phúc chân thật
      • Ngày nay không thể thoái; không luân phương thức gì, phương pháp quan niệm này áp dụng không lạc hậu, vĩnh viễn đi phía trước của thời đại, phải bám chặt thời gian (?) mới tốt đẹp, không nên xem nhẹ để cảnh giới bên ngoài lay động
    • Học Phật mà vẫn bị cảnh giới giao động, phải không giao động để người khác xem ngưỡng mộ thì mới tiếp dẫn, giúp đỡ chúng sanh;  họ xem ngường mộ thì phát tâm đến học
    • Một ngày từ sớm đến tối an vui luôn mở miệng cười!  Ta an vui vì niệm A Di Đà Phật, có người chân thật niệm theo!
    • Y giáo phụng hành đem từng câu, từng chữ thực tiễn vào đời sống, công việc, nhất định nhẹ nhàng, thoải mái!  Trong ứng đối qua lại, oán thân trái chủ biến thành bạn tốt!  Học vấn thọ dụng chân thật!
    • Tiên sinh Phương Đông Mỹ nói "Phật giáo là hưởng thụ cao nhất của nhân sanh".  Tôi chứng minh câu nói này của ông.  Ngay đời này không uổng qua, đời sống có giá trị

6. Bát Nhã hay Trí Tuệ

Không dịch vì tôn trọng!

  • Năm điều trước là phương thức.  Điều này là mục đích học Phật mong cầu trí tuệ!
  • Chỉ có trí tuệ mới đạt tất cả viên mãn
  • Trí tuệ làm thế nào cầu?   Y theo phương pháp Giới Định Huệ
  • Giới là thủ pháp!   Lão sư dạy những phương pháp bạn không tuân thủ thì không thành tựu
  • Giáo học Nho, Phật cổ đại.  Dạy sơ học đều là ba điều kiện:
    1. Theo một lão sư, không thể theo hai!   Nghe theo giáo huấn của lão sư, chỉ nghe một người thì tâm được định!   Theo đến cùng!
    2. Lão sư chỉ định khóa trình.  Lão sư chỉ định không được phép xem thì không xem
    3. Bắt đầu làm lại từ đầu
    4. 3 điều kiện - sư thừa từ xưa đến nay không ngoại lệ.  Ngày nay không có người chịu tin tưởng.  Tôi là người cuối cùng của thời đại này theo sư thừa! Có được thành tựu không dễ.  Do lòng tin của chính mình.  Ta thực sự muốn học, lão sư thực sự (?) hơn cha con.  Hiếu thân tôn sư!

 

 

 

   
 

 Cập nhật 19/1/2013

Site Map — email: banBienTap.tinhtong@gmail.com    Trang web của người học Phật sơ học ...