Home Page Image
 

KINH VĂN
          CHÚ GIẢI


  • PHÁP THOẠI

>Phẩm 1 - 3: giới thiệu đề kinh

Phẩm 4 - 43: chánh tông

Phẩm 44 - 48: lưu thông

 


  • HÀNH: ÁP DỤNG VÀO SINH HOẠT HÀNG NGÀY
 
     
 

 

Pháp môn Niệm Phật là Pháp môn nhị lực:

1. Tự lực: tín tâm của mình

2. Tha lực: Phật lực

 
     

KINH VÔ LƯỢNG THỌ >> PhẦn 1: giỚi thiỆU

GIỚI THIỆU ĐỀ KINH


TẬP 2   

Đề kinh hàm chứa tổng cương lĩnh của toàn bộ kinh.  Nắm vững được tổng cương lĩnh mới có thể thể hội được ý chỉ của Phật.

TÁM TIỂU ĐỀ TỪ ĐỀ KINH VÔ LƯỢNG THỌ
1 PHẬT
  • Phật nghĩa là giác ngộ. Học Phật là học giác ngộ.
  • Thế gian và xuất thế gian đều không bị suy nhiễm
  • Vọng tưởng là vô minh - bỏ được thì giác mãn
  • Thích Ca và mười phương, ba đời đều tán thán Tịnh Độ
  • Phật thuyết ở kinh Vô Lượng Thọ hàm ý Phật Thích Ca và tất cả chư Phật, Như Lai
2 THUYẾT
  • Thuyết: thuyết pháp. Thuyết cũng là hỷ duyệt như chữ "duyệt" trong câu: "Học nhi thời tập chi, Bất duyệt tuyệt hồ"

  • Phật thấy căn cơ chúng sanh thuần thục nên ngài vui mừng, hoa hỷ thuyết. Phổ độ cho chúng sanh thành Phật

THÀNH PHẬT CÓ LỢI RA SAO?
KHÔNG THÀNH PHẬT THÀNH PHẬT
Có phiền não, vọng tưởng; có tai nạn và phải chịu khổ (tam khổ và bát khổ); Vĩnh viễn thoát khỏi các khổ
Không biết được chân tướng sự thật. Biết được quá khứ, hiện tại và vị lai mà không phải suy đoán
3 ĐẠI THỪA
  • Đại thừa ví như xe lớn chuyên chở được nhiều người
    • Tiểu: giúp thoát khỏi lục đạo luân hồi
    • Đại: siêu việt thập pháp giới, giúp chúng sanh từ phiền não đến Bồ Đề Niết Bàn
  • Kinh Vô Lượng Thọ là pháp đại thừa - vượt hơn tất cả các pháp đại thừa vì kinh Hoa Nghiêm cuối cùng cũng quy về Vô Lượng Thọ
    • Nhất thừa: pháp nhất thừa là pháp thành Phật
    • Nhị thừa: nói về đại thừa và tiểu thừa
    • Tam thừa: là nói về Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ Tát.
      • Học tam thừa là có nhân mà không có quả - vi phải đạt được "thành Phật" thì mới có quả.
  • Các kinh có quả (tức là thành Phật) gồm: Hoa Nghiêm, Pháp Hoa, Vô Lượng Thọ và Phạm Võng
  • Khởi lòng tin là nhân, niệm niệm làm Phật là quả. Ngày ngày nhớ Phật, tưởng Phật thì quả báo sẽ hiện ra: tưởng nhớ Phật thì biến thành Phật!
  • Niệm Phật đường đúng pháp, chân chính rất quan trọng, là trường tuyển Phật, đến nơi đó để làm Phật
4 VÔ LƯỢNG THỌ
  • Thọ dụng biểu hiện tại tín nguyện hạnh, tin sâu, không bị thay đổi
  • Thập niệm pháp - niệm 10 danh hiệu, không bị xen tạp. Đó là tịnh niệm. Một ngày làm 9 lần, không thiếu ngày nào, đó là "niệm Phật tương tuc."
  • Vô Lượng Thọ là A Mi Đà
    • A = Vô; Mi Đà = Lượng;
    • A Mi Đà là vô lượng trong tất cả phương diện trí tuệ và đức năng. Đại biểu là Vô Lượng Quang, Vô Lượng Thọ!
    • Đây là tinh hoa của kinh Hoa Nghiêm
    • Vô Lượng Quang: chiếu khắp pháp giới - nói về không gian
    • Vô Lượng Thọ: thời gian - quá khứ, hiện tại, vị lai (tương lai)
    • Quang/Thọ có linh tánh nên viên mãn. Không (gian)/Thời (gian) không có linh tánh nên không viên mãn
    • Trong tất cả vô lượng, THỌ là tối trọng vì vậy kinh Vô Lượng Thọ dùng để giải thích A Mi Đà
  • Nhân địa và quả địa được đức Thích Ca nói ở đây giúp tăng trưởng tín, nguyện, hạnh - tin sâu không lay động!
5 TRANG NGHIÊM
  • Trang nghiêm là tốt đẹp đến cùng cực
    • Tất cả mọi người đến Tây Phương tâm địa đều rất thanh tịnh. Tâm không thanh tịnh thì không thể sanh Tịnh Độ
  • Diệu độ là nói về Tây Phương Cực Lạc (chân thật hay cứu cánh) nhưng cũng nói về cảnh giới Ta Bà; nếu như ta là được "nhất hướng chuyên trí" thi cảnh theo tâm chuyển; Ta Bà trở trành này gọi là tương tự diệu độ
  • Tâm tịnh thì quốc độ tịnh. Nhớ Phật, niệm Phật thì tướng lành tự nhiên hiện ra
    • Tâm địa thanh tịnh thì niệm Phật 10 hay 20 niệm cũng được vãng sanh. Tâm thanh tịnh mới được vào Tây Phương Cực Lạc (Phẩm 24: Tam Bối Vãng Sanh)
    • Tịnh niệm là niệm không xen tạp; tương kế là niệm mỗi ngày ít nhất 9 lần - dùng Thập Niệm Pháp của Hòa thượng chỉ dạy!
6 THANH TỊNH
  • Mục đích là đạt được đức tính "Đại Thừa, Vô Lượng Thọ, Trang Nghiêm," ở trên. Phương pháp giúp để đạt được là phải "Thanh Tịnh, Bình Đẳng Giác"
  • Muốn ngay trong một đời này không chết (Vô Lượng Thọ), Tịnh Tông thù thắng nhất là không chết
  • Nếu tu tập, chân thật sám hối tiêu nghiệp chướng. Nếu không tiêu trừ thì có phiễn não, lo lắng, bệnh khổ, chướng ngại.
  • Theo 48 lời nguyện trong kinh này, do Đức Bổn sư Thich Ca giới thiệu, thì phải cầu vãng sanh Tây phương Cực Lạc mới được trí huệ viên mãn
  • Ngày đêm duy trì thanh tịnh, không bị ô nhiễm.
    • Duy trì bằng cách bỏ thị phi, nhân ngã.
    • Nghe được, thấy được nhưng không để trong tâm - đây là "Thấy mà như không thấy, không thấy mà thấy!"
7 BÌNH ĐẲNG GIÁC
  • Bình đẳng là chân tâm, chân tánh, chân như. Bất nhị pháp môn.
    • Vạn pháp nhất như - như đầu kinh luôn viết "Như thị ngã văn"
    • Học chuyển quan niệm. Luyện tập không phân biệt!
  • Trong cuộc sống phải phân biệt! Họ chấp trước, ta đối với họ mà nói
    • Phân biệt vì mọi người dùng tâm phân biệt,
    • Tùy chúng sanh, phân biệt, chấp trước nhưng trong tâm chúng ta thì không có phân biệt, chấp trước.
  • Chúng sanh phân biệt, nhưng tâm ta không phân biệt, chấp trước!
  • Vọng tưởng là vô minh - 41 phẩm vô minh phải bỏ
  • Giữa Phật và Phật là bình đẳng vì chư Phật đã bỏ hết phân biệt, chấp trước.
8 KINH

Gọi là kinh vì nó hội đủ bốn yếu tố sau: quán, nhiếp thường, pháp:

  • Quán: quán xuyên cái lý.  Phật giảng kinh có lớp lang, nói hay, văn chương cũng rất hay
  • Nhiếp: nhiếp trì tất cả chúng sanh.   Kinh Phật có sức nhiếp thọ
  • Thường: bất di, bất dịch hay còn gọi là chân lý - vĩnh hằng không thay đổi
  • Pháp: pháp tắc từ quá khứ, hiện tại, và vị lai. Muốn thành tựu thì phải tuân thủ; theo điều này nhất định không sai
 
 email: banBienTap.tinhtong@gmail.com    Trang web của người học Phật sơ học ...
pham1 phan 2 phan 3